Tìm thấy CO2 trên hành tinh ngoài hệ Mặt trời
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa phát hiện khí CO2 và CO trong bầu khí quyển của một hành tinh xa xôi. Đây là bước đi quan trọng đối với nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
![]() |
Hình ảnh sao Mộc do kính viễn vọng không gian Hubble chụp. Ảnh: Reuters. |
Sau khi phân tích những hình ảnh chụp được, Mark nhận thấy bầu khí quyển của hành tinh này có CO2 và CO. "CO2 và CO chỉ hấp thụ một số bức xạ ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn tia hồng ngoại, nhờ đó mà tôi phát hiện ra chúng. CO2 là thứ khiến chúng tôi phấn khởi, bởi trong những điều kiện thích hợp, nó có thể tạo nên nhiều hoạt động sinh học giống như trên Trái đất",Mark nói thêm.
HD 189733b có nhiệt độ bề mặt lên tới 1.000 độ C - quá nóng đối với các hoạt động sinh học. Tuy nhiên, NASA vẫn cho rằng sự tồn tại của CO2 trên một hành tinh có cấu tạo giống Trái đất cho phép chúng ta hy vọng về khả năng tìm thấy những bằng chứng đầu tiên về sự sống trong vũ trụ vào một ngày nào đó. Sau khi phân tích kỹ hơn các hình ảnh mà Hubble chụp được, các nhà khoa học của NASA nhận thấy bầu khí quyển của HD 189733b không chỉ có CO2, CO, mà còn có khí metan và hơi nước.
“Chúng tôi chưa biết nhiều về HD 189733b, nhưng nó có những hợp chất hóa học cần thiết đối với sự sống”, Ray Villard, một chuyên gia của NASA, phát biểu.
Được phóng lên không gian cách đây 18 năm, kính thiên văn khổng lồ Hubble đã giúp con người làm nên một cuộc cách mạng trong việc quan sát vũ trụ. Di chuyển cách bề mặt địa cầu 575 km, nó cho phép các nhà thiên văn tính toán chính xác hơn tuổi và nguồn gốc của vũ trụ, sự nổ tung của các hành tinh siêu lớn, phát hiện những thiên thể bên ngoài hệ Mặt trời.
* Một năm ánh sáng là khoảng cách mà ánh sáng đi được trong môi trường chân không trong một năm, tương đương 9,46 nghìn tỷ km.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
Đăng ngày: 17/05/2025

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
Đăng ngày: 08/05/2025

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.
Đăng ngày: 08/05/2025

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
Đăng ngày: 07/05/2025

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
Đăng ngày: 03/05/2025

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
Đăng ngày: 01/05/2025

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm