Tìm thấy mắt xích còn thiếu về hố đen
Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một xung tia X mạnh đang phát ra từ một hố đen khổng lồ trong một thiên hà cách Trái Đất 500 triệu năm ánh sáng.
Xung này được hình thành bởi khí bị hút bởi trọng lực hố đen tại trung tâm của thiên hà REJ1034+396.
Những xung tia X khá phổ biến giữa các hố đen nhỏ, nhưng nghiên cứu tại Durham lần đầu tiên phát hiện hoạt động này trong một hố đen siêu lớn. Hầu hết các thiên hà bao gồm Milk Way, được tin rằng có chứa những hố đen siêu lớn tại vùng trung tâm.
Các nhà nghiên cứu mà xuất bản thành quả của họ trong tờ bào khoa học có uy tín là Nature số ngày 18 tháng 9, cho rằng khám phá của họ sẽ làm tăng hiểu biết về cách mà khí ga hoạt động trước khi rơi vào hố đen như thể nó ăn và phát triển.
![]() |
Hình ảnh mô phỏng vật chất rơi vào trong một hố đen siêu khổng lồ cùng với kiểu trung bình của chu kì tia X từ thiên hà REJ1034+396. |
Các nhà thiên văn học nghiên cứu hố đen hàng thập kỉ và khả năng thấy chúng dựa vào thực tế là khí sẽ cực nóng và phát ra tia X trước khi nó hoàn toàn bị nuốt chửng và biến mất mãi mãi.
Sử dụng vệ tinh XMM-Newton của châu Âu, họ đã tìm thấy rằng tia X được phát ra như là một dấu hiệu thông thường từ hố đen siêu khổng lồ. Tần số của xung liên quan đến kích cỡ của hố đen.
Tiến sĩ Marek Gierlinski thuộc khoa vật lí đại học Durham, nói rằng: "Những dấu hiệu như vậy là đặc điểm của những hố đen nhỏ được nhiều người biết đến trong thiên hà của chúng ta khi khí gas bị kéo từ một ngôi sao song hành (companion star)."
"Điều thật sự thú vị là chúng tôi bây giờ đã thiết lập một mắt xích những những hố đen nhẹ và những hố đen nặng gấp hàng triệu lần Mặt Trời."
"Các nhà khoa học tìm kiếm những dấu hiệu như thế trong 20 năm qua và phát hiện của chúng tôi giúp bắt đầu hiểu thêm về hoạt động xung quanh hố đen khi chúng phát triển".
Những nhà khoa học này cũng hi vọng nghiên cứu tương lai sẽ tiết lộ cho họ tại sao mà một vài hố đen siêu lớn lại có những dấu hiệu đó trong khi một số khác lại không.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi hội động khoa học và công nghệ, cục không gian châu Âu, và bộ khoa học và giáo dục đại học Ba lan.
Bài do bạn đọc Trần Bá Hoàng Long cung cấp.
Email: [email protected]

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
