Tìm thấy tấm bia 3.300 năm tuổi từ Đế chế Hittete bí ẩn

Các nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ thiêng liêng được khắc bằng chữ tượng hình trên tấm bia mới tìm thấy cho thấy vị vua Hittite đã đến thăm hoặc sống ở nơi tấm bia được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Đó là tấm bia bằng đất sét 3.300 năm tuổi ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ mô tả cuộc xâm lược thảm khốc của nước ngoài vào Đế chế Hittite, một quốc gia bí ẩn thuộc Thời đại đồ đồng. Cuộc xâm lược diễn ra trong thời kỳ nội chiến Hittite nhằm hỗ trợ một trong các phe phái tham chiến, theo bản dịch văn bản chữ tượng hình trên tấm bia.

Tìm thấy tấm bia 3.300 năm tuổi từ Đế chế Hittete bí ẩn
Tấm bia cổ được khắc chữ tượng hình bằng cả hai ngôn ngữ Hittite và Hurrian. (Ảnh: Kimiyoshi Matsumura, Viện Khảo cổ Anatolian Nhật Bản).

Tấm bia này có kích thước bằng lòng bàn tay được Kimiyoshi Matsumura, một nhà khảo cổ học tại Viện Khảo cổ Anatolian Nhật Bản tìm thấy vào tháng 5 năm 2023, giữa tàn tích Hittite tại Büklükale, cách thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 60 km về phía đông nam.

Các nhà khảo cổ cho rằng, Büklükale là một thành phố lớn của người Hittite. Phát hiện mới cho thấy đây cũng là nơi ở của hoàng gia, có lẽ ngang hàng với nơi ở của hoàng gia ở thủ đô Hattuša của Hittite, cách đó khoảng 112 km về phía đông bắc.

Theo Mark Weeden, phó giáo sư về ngôn ngữ Trung Đông cổ đại tại Đại học College London, nước Anh, sáu dòng văn bản chữ tượng hình đầu tiên trên tấm bia, bằng ngôn ngữ Hittite, nói rằng: "Bốn thành phố, bao gồm cả thủ đô Hattusa, là trong thảm họa", trong khi 64 dòng còn lại là lời cầu nguyện bằng tiếng Hurrian cầu xin chiến thắng.

Người Hittite sử dụng ngôn ngữ Hurrian cho các nghi lễ tôn giáo. Có vẻ như, tấm bia này là bản ghi lại một nghi lễ thiêng liêng được thực hiện bởi vua Hittite.

Đế chế thời đồ đồng

Các nhà khảo cổ cho rằng, vương quốc Hittite đầu tiên được hình thành ở miền trung Anatolia - nay là Thổ Nhĩ Kỳ - vào khoảng năm 2100 trước Công nguyên và người Hittite đã trở thành một cường quốc lớn trong khu vực vào năm 1450 trước Công nguyên.

Người Hittite xuất hiện trong Kinh thánh tiếng Do Thái và các bản khắc của người Ai Cập cổ đại ghi lại rằng, Đế quốc Hittite đã chiến đấu với họ vào năm 1274 trước Công nguyên tại Trận chiến Kadesh - một thành phố cổ gần Homs, Syria ngày nay - trong một trong những trận chiến sớm nhất trong lịch sử.

Tiếng Hurrian ban đầu là ngôn ngữ của vương quốc Mitanni trong vùng, vương quốc này cuối cùng trở thành nước chư hầu của người Hittite. Matsumura cho biết, ngôn ngữ này vẫn chưa được hiểu rõ và các chuyên gia đã mất vài tháng để cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của dòng chữ.

Hóa ra, chữ viết của người Hurrian là một lời cầu nguyện gửi tới Teshub, tên tiếng Hurrian của thần bão, người đứng đầu cả hai vị thần Hittite và Hurrian. Ông cho biết, nó ca ngợi vị thần và tổ tiên thiêng liêng của ngài, đồng thời nó liên tục đề cập đến việc giao tiếp giữa các vị thần và con người.

Nội chiến

Đế chế Hittite biến mất khỏi lịch sử vào đầu thế kỷ 12 trước Công nguyên. Điều này trùng hợp với sự sụp đổ của thời kỳ đồ đồng muộn, khi nhiều nền văn minh cổ đại quanh Địa Trung Hải rơi vào tình trạng bất ổn.

Như nhà sử học Eric Clein đã mô tả trong cuốn “1177 B.C: Năm nền văn minh sụp đổ” (Nhà xuất bản Đại học Princeton, 2014), nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ vẫn chưa được biết, nhưng chúng có thể bao gồm nạn đói do biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, cuộc xâm lược này dường như không liên quan tới cuộc chiến được nhắc đến trong tấm bia kể trên. Matsumura cho biết, tấm bia đá này có niên đại từ thời trị vì của vua Hittite Tudhaliya II, khoảng năm 1380 đến 1370 trước Công nguyên - khoảng 200 năm trước khi thời kỳ đồ đồng muộn sụp đổ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện nhẫn bằng vàng ròng từ thời Trung Cổ khắc hình Chúa Jesus

Phát hiện nhẫn bằng vàng ròng từ thời Trung Cổ khắc hình Chúa Jesus

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được khoảng 30.000 đồ vật từ thời Trung Cổ tại thành phố Kalmar ở miền đông nam Thụy Điển, trong đó có một chiếc nhẫn bằng vàng ròng khắc hình Chúa Jesus.

Đăng ngày: 15/03/2024
Trung Quốc phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi

Trung Quốc phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Đăng ngày: 15/03/2024
Kỳ lạ thanh kiếm Viking 1.100 năm tuổi dưới đáy sông ở nước Anh

Kỳ lạ thanh kiếm Viking 1.100 năm tuổi dưới đáy sông ở nước Anh

Các chuyên gia đã xác nhận thanh kiếm cổ được phát hiện dưới con sông ở Oxfordshire là một vũ khí Viking “hiếm có về mặt khảo cổ học” có niên đại từ năm 850 đến năm 975 sau Công nguyên.

Đăng ngày: 14/03/2024
Xuất hiện loài mới: Bò sát biển

Xuất hiện loài mới: Bò sát biển "ác mộng" dài tới 8m

To như cá voi sát thủ, răng như dao găm, loài bò sát biển kỷ Phấn Trắng này từng gây kinh hoàng cho khu vực quanh TP Casablanca của Morocco ngày nay.

Đăng ngày: 11/03/2024
Gò đất lộ bất thường khi tuyết rơi, lão nông liều mình đào bới, nào ngờ thấy cảnh bên trong liền bỏ chạy

Gò đất lộ bất thường khi tuyết rơi, lão nông liều mình đào bới, nào ngờ thấy cảnh bên trong liền bỏ chạy

Lão nông đã thấy gì bên dưới gò đất mà lại sợ hãi như vậy?

Đăng ngày: 11/03/2024
Báu vật 1,42 triệu tuổi từ loài người khác lộ diện ở Ukraine

Báu vật 1,42 triệu tuổi từ loài người khác lộ diện ở Ukraine

Bên dòng sông Tysa phía Tây Ukraine, một loài người cổ đã để lại thứ có thể giúp định hình lại dòng lịch sử.

Đăng ngày: 11/03/2024
Xác ướp chính là nguyên nhân khiến nhiều cư dân Ai Cập cổ đại nhiễm ký sinh trùng

Xác ướp chính là nguyên nhân khiến nhiều cư dân Ai Cập cổ đại nhiễm ký sinh trùng

Các cư dân Ai Cập cổ đại bị nhiễm nhiều ký sinh trùng gây bệnh thiếu máu và chứng bệnh gây suy yếu sức khỏe khác.

Đăng ngày: 11/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News