Tốc độ bắt mồi siêu nhanh của cây ăn thịt

Với tốc độ chụp mồi nhanh khủng khiếp của cây ăn thịt Utricularia, khả năng thoát thân của con mồi là điều không tưởng.

Rùng mình với loài cây ăn thịt nhanh nhất thế giới

Cây ăn thịt Utricularia, sống phổ biến tại các vùng đầm lầy trên thế giới, có khả năng bắt dính con mồi với tốc độ không đến 1/1.000 giây, nhanh hơn gấp 100 lần cây bắt ruồi Venus Flytrap có thể thực hiện.

Utricularia được biết đến với cái tên bình dân là cây bong bóng. Hiện có hơn 200 loài trên thế giới, có thể sống được cả ở môi trường nước lẫn vùng đất ẩm ướt. Để có thể tồn tại không cần đến rễ cây, cây bong bóng bắt và ăn thịt những sinh vật nhỏ xíu, bao gồm động vật nguyên sinh và giáp xác cực nhỏ.

Tốc độ bắt mồi siêu nhanh của cây ăn thịt
Cận cảnh “sát thủ” Utricularia - (Ảnh: Wikipedia)

Dù khá nhỏ bé, cây bong bóng sở hữu bẫy bắt mồi cực kỳ phức tạp. Bẫy chỉ có độ dài vài mm, nhưng tốc độ của nó nhanh đến nỗi mắt thường không thể quan sát được.

Để nhìn tận mắt tốc độ "thần sầu" của cây bong bóng, chuyên gia Philippe Marmottant và đồng sự tại Đại học Grenoble (Pháp) đã dùng máy có khả năng ghi nhận đến 10.000 hình ảnh/giây và quay cận cảnh lúc bẫy sụp xuống.

Kết quả cho thấy cây bong bóng có khả năng giật bẫy sập nhanh hơn bất cứ loài cây ăn thịt nào từng được quan sát trước đây, theo báo cáo trên chuyên san Royal Society B. Nếu tính trung bình, bẫy sập với tốc độ khoảng 0,5/1.000 giây. Trong khi đó, cây Venus Flytrap bắt mồi với tốc độ 100/1.000 giây.

"Vì bẫy hoạt động quá nhanh, với gia tốc đến 600 G (600 lần lực hấp dẫn), khó có sinh vật nào thoát được cái bẫy như vậy”, Marmottant nói.

Tốc độ bắt mồi siêu nhanh của cây ăn thịt
Venus Flytrap phải chào thua cây bong bóng - (Ảnh: Wikipedia)

Để dễ so sánh, một phi hành gia bị chịu áp lực khoảng 3,5 G trong lúc phi thuyền cất cánh và thoát khỏi lực hút Trái đất. Đến mức 8 G, hầu hết con người sẽ bất tỉnh.

Những cái bẫy nhỏ xíu tận dụng toàn bộ năng lượng bằng cách tự nạp theo kiểu lò xo. Đầu tiên, các tuyến bên trong bẫy bơm nước ra ngoài. Điều này có nghĩa là không khí bên trong bẫy thấp hơn nhiều so với nước xung quanh. Cửa bẫy phình ra, giống như hình dáng của kính sát tròng. Khi con mồi kích thích tuyến lông nhỏ bên ngoài cửa, bẫy bắt đầu sụp xuống theo hướng từ ngoài vào trong. Thế là cửa mở ra, nước và con mồi bị cuốn vào. Tất cả diễn ra trong vòng 0,5/1.000 giây.

Nếu không có gì kích hoạt bẫy, nó bắt đầu bắn nước sau vài giờ. Hành động này có thể mang đến những phiêu thực vật hoặc những thực vật siêu vi khác cho cây bong bóng.

Con người có thể học hỏi vài điều từ loài cây ăn thịt đặc biệt này, như ứng dụng trong phòng thí nghiệm và các thiết bị thường dùng hằng ngày như máy in bằng mực phun chẳng hạn...

  • Những loài cây ăn thịt ẩn thân cực đỉnh
  • Vẻ đẹp “cây ăn thịt”
  • "Cây sát thủ" phát sáng để dụ mồi
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News