Top 10 món từ táo đỏ, câu kỷ tử bồi bổ hậu Covid

Táo đỏ và câu kỷ tử đều vị ngọt, tính bình, dễ chế biến thành các món trà, chè, canh, cháo, thức uống... bồi bổ cơ thể.

Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc bổ khí (năng lượng), bổ tỳ vị (bộ máy tiêu hóa), nâng cao thể trạng, làm dịu các cơn đau cấp... Theo nhiều nghiên cứu khoa học, táo đỏ chứa đa dạng chất như đường, đạm, chất béo, acid hữu cơ, caroten, vitamin B2, C, P, canxi, phốt pho, sắt...

Câu kỷ tử là vị thuốc giúp bổ phần âm huyết, âm dịch cho cơ thể, dưỡng gân cơ, bổ thận, giúp sáng mắt... Theo Tây y, câu kỷ tử là loại quả có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lão hóa, làm trẻ hóa cho các tế bào gan, tim, não, mắt...

Hai vị thuốc bổ này có thể sử dụng trong các món ăn hàng ngày, đặc biệt rất cần cho người vừa ốm dậy, bị mất sức, mất nước, mệt mỏi, cần được bồi bổ. Sau mắc Covid, năng lượng và nước trong cơ thể bị mất đi nhiều, sinh ra các triệu chứng ho khan, khô khát, hụt hơi, khó thở..., nên kết hợp các món chế biến từ táo đỏ và câu kỷ tử trong chế độ ăn hàng ngày.

1. Trà táo đỏ, kỷ tử

Đây là món đơn giản nhất dành cho người bận rộn, không có thời gian chế biến món ăn. Táo đỏ cắt miếng nhỏ cùng với kỷ tử hãm trong nước sôi uống cả ngày cho đến khi không còn vị. Lượng dùng mỗi loại là 6-12 g một ngày cho một người, tùy trọng lượng cơ thể. Người dễ bị lạnh bụng nên thêm 2-3 lát gừng nướng vào trà.

2. Chè táo đỏ, hạt sen, củ từ

Món này phù hợp cho mọi người, đặc biệt tốt cho những người ăn kém, tiêu hóa kém. Lượng dùng cho một người là 6-12 g táo đỏ, 15-20 g hạt sen tươi hoặc 10-15 g hạt sen khô, 20-40 g củ từ, đường phèn hoặc đường nâu vừa đủ. Táo đỏ cắt hạt lựu, củ từ gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu. Cho táo, hạt sen, củ từ vào hầm nhừ, nêm nếm đường vừa ăn, dặm thêm vài hạt muối. Ăn nóng sẽ tốt hơn.

Top 10 món từ táo đỏ, câu kỷ tử bồi bổ hậu Covid
Chè táo đỏ, hạt sen, củ từ. (Ảnh: Mộc Nguyên)

3. Chè táo đỏ đậu xanh

6-12 g táo đỏ, 20-30 g đậu xanh cùng cho vào hầm nhừ, thêm lượng đường nâu vừa đủ, vài hạt muối. Ăn nóng hoặc lạnh, ngày một lần, có thể ăn liên tục nhiều ngày. Món này giúp bổ khí huyết, phù hợp cho người có triệu chứng khô, nóng.

4. Canh trứng gà nấu câu kỷ tử, táo

15 g câu kỷ tử, 12 g táo đỏ, hai quả trứng gà hoặc khoảng 6 quả trứng cút, đường đỏ vừa đủ. Rửa sạch câu kỷ, táo đỏ, cắt táo thành nhiều miếng; đổ tất cả vào nồi, thêm ba chén nước, hầm còn khoảng 1,5 chén, lọc lấy nước thuốc, bỏ xác. Luộc trứng chín lòng đào, lột bỏ vỏ, dùng tăm đâm bề mặt quả trứng. Cho trứng vào nước thuốc, nêm đường đỏ vừa ăn, thêm vài hạt muối, nấu sôi lên cho đường muối tan đều. Ăn trứng, uống nước khi còn nóng. Ăn liên tục 3-5 ngày. Món này có tác dụng bổ gan thận, bổ huyết, sinh tinh lực, nhanh chóng phục hồi cơ thể sau khi bệnh.

5. Cháo táo đỏ, câu kỷ tử

12 g táo đỏ, 10 g câu kỷ tử, 30-50 g gạo tẻ, có thể thêm hạt sen hoặc bạch quả tùy thích. Rửa sạch nguyên liệu, cắt táo đỏ ra thành nhiều miếng nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với lượng nước vừa đủ, hầm nhừ thành cháo, nêm nếm vừa ăn. Món ăn giúp bồi bổ khí huyết, bổ sung âm dịch, tăng thị lực, đẹp da...

Top 10 món từ táo đỏ, câu kỷ tử bồi bổ hậu Covid
Cháo táo đỏ, câu kỷ tử. (Ảnh: Mộc Nguyên)

6. Canh nấm mèo và táo đỏ

15-20 g nấm mèo đen, 10-12 g táo đỏ, 100-120 g thịt thăn lợn. Rửa sạch nguyên liệu, cắt nấm mèo, táo đỏ, thăn lợn thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Cho các nguyên liệu vào nồi, thêm củ hành, ba lát gừng, muối hạt, hầm mềm; nêm thêm tiêu, dầu mè vừa ăn. Ăn cùng bữa cơm khi còn nóng. Món canh đặc biệt tốt cho những người bị thiếu máu, cao huyết áp, các bệnh lý tim mạch.

7. Kỷ tử xào rau củ

Kỷ tử xào cùng các loại rau như rau cần, bông cải xanh, rau cải, cà rốt...; thêm thịt heo nạc hoặc ba chỉ, tùy sở thích. Cách thức thực hiện như các món xào thường ngày. Thêm vài lát gừng thái sợi và ít rượu vang đỏ. Món ăn giúp sáng mắt, đẹp da, chống lão hóa, bổ gan thận.

8. Canh táo đỏ, cà rốt

100-120 g cà rốt, 10-15 g táo đỏ. Thái nhỏ cà rốt, táo tàu và đổ vào nồi, sắc nhỏ lửa với ba bát nước. Khi còn khoảng một bát nước thì lọc bỏ xác, lấy nước, chia làm ba lần, uống trong ngày. Uống 3-5 ngày liền, giúp bổ khí, mát phổi, giảm ho.

9. Cháo táo đỏ, bí đỏ

10-15 g táo đỏ, 200 g bí đỏ, đường đỏ vừa đủ. Táo và bí đem nấu nhừ thành cháo, nêm đường vừa ăn. Ăn khi còn nóng, nhiều ngày liên tục, giúp giảm ho đờm, tăng khí lực.

10. Nước táo đỏ, cam thảo

6 quả táo đỏ, 6 g cam thảo, đổ hai bát nước, sắc còn một bát, uống nóng. Giúp tăng khí lực, trị ho có đờm.

Đông y sĩ Mộc Nguyên

Hội Đông y quận Phú Nhuận, TP HCM

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại vaccine mới có thể vô hiệu hóa các biến chủng Covid-19

Loại vaccine mới có thể vô hiệu hóa các biến chủng Covid-19

Vaccine mới được bào chế theo công nghệ mRNA, hứa hẹn sẽ tạo ra cuộc cách mạng đột phá.

Đăng ngày: 28/03/2022
Biến thể Omicron tồn tại lâu hơn trên da và nhiều bề mặt so với các biến thể trước

Biến thể Omicron tồn tại lâu hơn trên da và nhiều bề mặt so với các biến thể trước

Các chuyên gia y tế đều cho rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 chủ yếu lây truyền qua không khí.

Đăng ngày: 26/03/2022
6 biểu hiện bệnh đặc trưng khi mắc phải biến thể Deltacron

6 biểu hiện bệnh đặc trưng khi mắc phải biến thể Deltacron

Deltacron - cấu trúc gene của phiên bản tái tổ hợp mới này của SARS-CoV-2 khiến các chuyên gia vaccine nghĩ rằng nó sẽ không gây ra nhiều mối đe dọa.

Đăng ngày: 24/03/2022
Đạp xe, đi bộ, thể dục nhịp điệu... giúp giảm triệu chứng Covid-19 kéo dài

Đạp xe, đi bộ, thể dục nhịp điệu... giúp giảm triệu chứng Covid-19 kéo dài

Theo nghiên cứu mới đây, tập thể dục nhịp điệu, chạy bộ, đạp xe hoặc đi bộ... đều giúp giảm triệu chứng Covid-19 kéo dài.

Đăng ngày: 23/03/2022
Dung dịch trong kit test nhanh Covid-19 có thể gây độc?

Dung dịch trong kit test nhanh Covid-19 có thể gây độc?

Theo TS Bùi Lê Minh, các bộ kit có sử dụng natri azua có thể gây độc tính nếu nuốt phải hoặc tiếp xúc với cơ thể.

Đăng ngày: 23/03/2022
BA.2 - Biến chủng nCoV nguy hiểm nhất từ trước tới nay

BA.2 - Biến chủng nCoV nguy hiểm nhất từ trước tới nay

Các nghiên cứu cho thấy BA.2 dễ lây và gây bệnh nặng hơn ở động vật. Chủng gốc Omicron cũng được cảnh báo là " tồi tệ nhất từng thấy".

Đăng ngày: 22/03/2022
Tái nhiễm Covid-19 khác tái dương tính như thế nào?

Tái nhiễm Covid-19 khác tái dương tính như thế nào?

Người khỏi Covid-19 một thời gian vẫn có thể nhiễm biến chủng khác, nguy hiểm không kém lần đầu, còn tái dương tính là do xác virus chưa kịp đào thải hết.

Đăng ngày: 17/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News