Top 4 kỹ năng thoát hiểm khi bị cát vùi lấp

Đống cát là một vật nguy hiểm, nó có thể sụp đổ xuống nhanh như nước chảy, vì vậy tuyệt đối không cho trẻ em chơi đùa gần đống cát và càng không cho leo lên đống cát.

Khi bị cát vùi lấp sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân qua hai cách.

  • Thứ nhất là do khả năng nén chặt của cát xung quanh nạn nhân khiến cho lồng ngực và cơ hoành của người bị chèn ép không thể mở rộng nên không thể hít thở được (theo nghiên cứu của Christopher Moir, một bác sĩ phẫu thuật chấn thương nhi khoa tại Mayo Clinic, Mỹ).
  • Thứ hai là nếu hạt cát mịn nó có thể đi sâu vào phổi khi nạn nhân hít vào, cát sẽ chặn đường oxy tới phế nang, nơi phổi chuyển oxy cho máu. Càng nhiều cát chen vào, nó càng ngăn không cho không khí đi vào các phế nang đó, làm nạn nhân ngạt thở.

Top 4 kỹ năng thoát hiểm khi bị cát vùi lấp
Đống cát là một vật nguy hiểm hơn bạn tưởng nhiều.

Có 4 kỹ năng thoát hiểm khi bị cát vùi lấp là:

1. Giữ bình tĩnh: Hoảng loạn sẽ khiến chúng ta mất kiểm soát, tốn nhiều năng lượng.

2. Tạo khoảng trống: Dùng tay hoặc bất kỳ vật cứng nào để tạo ra một khoảng trống trước mặt, việc này cực kỳ quan trọng để có thể thở và kêu cứu. Chúng ta đưa hai tay lên trước mặt để tạo ra một khoảng trống nhỏ trước miệng để có thể thở. Có thể nắm tay lại đấm nhẹ vào cát xung quanh mặt để tạo ra khoảng trống lớn hơn.

Nếu may mắn có một vật cứng như đá, cây cối trước mặt thì kéo tới che trước mặt để đẩy cát ra xa mặt, tạo ra một khoảng trống nhỏ để thở.

Nếu không có gì thì dùng đầu di chuyển như gật đầu nhẹ nhàng để giúp cát lỏng lẻo rơi xuống qua khỏi mặt. Xoay đầu sang hai bên để tạo ra khoảng trống nhỏ. Không được cố gắng đứng dậy ngay lập tức vì khối cát lớn có thể sập xuống lại.

3. Thở bằng miệng: Đặt một tay lên miệng và mũi để ngăn cát xâm nhập, sau đó hít bằng miệng thở ra bằng mũi giống như thở dưới nước. Thở chậm và sâu để tiết kiệm oxy.

4. Di chuyển chậm: Nếu có thể, hãy cố gắng di chuyển bằng cách trườn hoặc bò chậm về phía có khoảng trống hoặc nghe thấy tiếng động.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh viên làm máy tạo hình chén đĩa từ mo cau

Sinh viên làm máy tạo hình chén đĩa từ mo cau

Dùng kỹ thuật ép thủy lực với mức gia nhiệt phù hợp, nhóm sinh viên Đà Nẵng chế tạo thành công máy tạo hình chén đĩa từ mo cau, năng suất 60 sản phẩm mỗi giờ.

Đăng ngày: 25/11/2024
Cà chua sẽ ngọt, mọng nước hơn nhờ kỹ thuật mới

Cà chua sẽ ngọt, mọng nước hơn nhờ kỹ thuật mới

Trong tương lai, sẽ có những loại cà chua ngọt hơn và mọng nước hơn đến với người tiêu dùng. Đây là kết quả của nghiên cứu được công bố tạp chí Nature tuần này.

Đăng ngày: 18/11/2024
Bếp hoá khí sạch môi trường “Made in Vietnam”

Bếp hoá khí sạch môi trường “Made in Vietnam”

Loại bếp mới do nhà sáng chế không chuyên Bùi Trọng Tuấn ở Phú Thọ chế tạo được coi là một giải pháp mới vừa tiết kiệm vừa góp phần làm sạch môi trường.

Đăng ngày: 17/11/2024
TP HCM sẽ thử nghiệm phương tiện bay không người lái 100km/h

TP HCM sẽ thử nghiệm phương tiện bay không người lái 100km/h

HĐND TP HCM đồng ý sẽ thử nghiệm phương tiện bay không người lái (drone) với tốc độ bay tối đa 100km/h từ ngày 24/11.

Đăng ngày: 15/11/2024

"Nhà sáng chế nông dân" làm bẫy ngăn muỗi sinh sôi

Không dùng điện hay hóa chất, ông Nguyễn Văn Khỏe (trú TP Biên Hòa, Đồng Nai) làm bẫy thu hút muỗi mẹ tới đẻ trứng và nhốt lăng quăng trong hộp nhựa.

Đăng ngày: 08/11/2024
Sản xuất dầu thực vật từ hạt chanh leo tím

Sản xuất dầu thực vật từ hạt chanh leo tím

Tìm hiểu về dầu thực vật từ hạt chanh leo tím và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà nó mang lại

Đăng ngày: 07/11/2024
Các nhà khoa học ở MIT phát triển chó robot bắt bóng

Các nhà khoa học ở MIT phát triển chó robot bắt bóng

Các nhà khoa học tại Học viện công nghệ MIT phát triển chó robot có thể chơi bóng đá nhờ kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và thị giác máy tính.

Đăng ngày: 04/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News