Top 6 thay đổi lớn trên cơ thể con người qua 150 năm

Trong 150 năm qua, con người đã có những thay đổi lớn liên quan đến cơ thể như quá trình dậy thì, chiều cao, tuổi thọ...

1. Tăng trưởng về chiều cao

Một số bằng chứng cho thấy chiều cao con người đã tăng đáng kể trong vòng 200 năm qua. Một nghiên cứu từ Tạp chí khoa học Elife cũng chỉ ra rằng cả cơ thể nam và nữ ở các lãnh thổ khác nhau đều có chiều cao tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, phụ nữ Hàn Quốc đã cao thêm 20,2 cm và đàn ông Iran đã cao hơn 16,5 cm so với trung bình.


Chiều cao con người đã tăng đáng kể trong vòng 200 năm qua.

2. Nhiệt độ cơ thể

Trong khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, nhiệt độ cơ thể con người lại ngày càng giảm. Những nhà nghiên cứu đến từ Đại học Stanford đã xác nhận rằng nhiệt độ cơ thể con người thế kỷ 21 so với thế kỷ 19 đã hạ thấp hơn 0,6ºC. Ngoài ra, những dữ liệu từ thập niên 1800 lại cho thấy rằng nhiệt độ con người cũng giảm xuống khoảng 0,36ºC.

3. Dậy thì sớm hơn

So với thế kỷ trước, độ tuổi trưởng thành của thiếu niên hiện nay thấp hơn nhiều. Điều này có thể là do chế độ dinh dưỡng được cải thiện và hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt. Theo nghiên cứu từ trường Đại học California, 15% trong tổng số bé gái bắt đầu dậy thì từ lúc 7 tuổi. Độ tuổi dậy thì cũng được ước tính là giảm từ 1 đến 2 năm so với đầu thế kỷ 20.

4. Tuổi thọ

Nhờ những tiến bộ trong khoa học, y tế và các yếu tố khác mà tuổi thọ trung bình của con người đã tăng đáng kể. Theo báo cáo từ Viện Santa Lucía ở Tây Ban Nha, các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng tuổi thọ của con người sẽ tiếp tục tăng cao trong vòng 120 năm nữa. So sánh với dữ liệu của đầu thế kỷ 20, nếu khi đó chỉ có 26,2% dân số toàn cầu sống đến 65 tuổi thì hiện nay, tuổi thọ trung bình của con người là 79 tuổi. Có thể nói rằng, trong thế hệ tới, rất có khả năng nhiều người sẽ trở thành “siêu bách tuế” – những người sống trên 110 tuổi.

5. Các bộ phận biến mất trong tương lai

Một sự thật thú vị nữa là các bộ phận khác của cơ thể con người cũng sẽ dần biến mất trong những năm tới. Theo đó, một số người sinh ra mà không có răng khôn. Nguyên nhân của việc này có thể là do chế độ ăn uống đã dẫn tới việc giảm kích thước hàm con người. Ngoài ra, phải kể đến sự biến mất của cơ gan tay. Cơ này chạy dài từ khuỷu tay đến cổ tay và được sinh ra cho mục đích leo trèo.

6. Tình trạng béo phì

Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới, tính trạng béo phì hiện nay đã tăng gấp 3 lần từ năm 1975. Những dữ liệu từ năm 2016 còn cho thấy rằng hơn 1,9 tỷ người lớn đang trong tình trạng thừa cân, trong số đó có hơn 650 triệu người mắc bệnh béo phì. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, việc thay đổi trong thói quen ăn uống và hoạt động thể chất là kết quả của việc thiếu quan tâm đến sức khỏe cùng các vấn đề liên quan đến y tế, giáo dục, môi trường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Đăng ngày: 22/04/2025
Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Đăng ngày: 22/04/2025
Chuyên gia phản bác quan điểm:

Chuyên gia phản bác quan điểm: "cơm có gì đâu mà ngon, dễ gây mập, chỉ cần ăn rau thịt là đủ rồi"

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội giải đáp về việc có nên bỏ cơm để giảm cân không và cách ăn cơm để tránh tăng cân.

Đăng ngày: 22/04/2025
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News