Trái tim thiên hà chứa Trái đất là 2 “quái vật” nhập một

Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta có một lỗ đen quái vật kỳ quặc ở trung tâm, quay cực nhanh và lệch hướng so với phần còn lại của thiên hà.

Theo Live Science, một nhóm nghiên cứu quốc tế vừa tìm ra nguyên nhân khiến lỗ đen quái vật Sagittarius A* (Nhân Mã A*) dường như bị "lạc lối" so với phần còn lại của Ngân Hà.

Sagittarius A* là một vết rách không - thời gian khổng lồ, thuộc nhóm lỗ đen siêu khối - hay thường được gọi là lỗ đen quái vật - to lớn trong vũ trụ.

Nó có khối lượng lên đến 4 triệu lần Mặt trời và đường kính khoảng 23,5 triệu km.

Trái tim thiên hà chứa Trái đất là 2 “quái vật” nhập một
Trái tim quái vật của Ngân Hà là kết quả của 2 lỗ đen khổng lồ hợp nhất - (Minh họa AI: ANH THƯ).

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học phát hiện ra đằng sau kích thước khổng lồ đó là sự kết hợp của 2 lỗ đen quái vật: Sagittarius A* mà chúng ta thấy ngày nay được sinh ra từ một vụ sáp nhập thảm khốc với một lỗ đen to lớn khác vài tỉ năm trước.

Với quy mô của vụ sáp nhập, dù đã qua hàng tỉ năm, trái tim quái vật của Ngân Hà vẫn chưa thể thực sự đồng điệu với phần còn lại của thiên hà.

"Phát hiện này mở đường cho sự hiểu biết của chúng ta về cách các lỗ đen siêu khối phát triển và tiến hóa" - tác giả chính của nghiên cứu Yihan Wang, nhà vật lý thiên văn từ Đại học Nevada ở Las Vegas (UNLV - Mỹ), cho biết.

Theo TS Wang, chính độ xoáy cao không thẳng hàng của Sagittarius A* tiết lộ vụ hợp nhất. Tác động này đã làm thay đổi đáng kể biên độ và hướng quay của lỗ đen ban đầu.

Sự hợp nhất của các trái tim lỗ đen chính là công đoạn cuối cùng của một vụ hợp nhất thiên hà.

Ngân Hà của chúng ta vốn thuộc nhóm quái vật trong thế giới thiên hà, đã lớn lên bằng cách nuốt chửng trên dưới 20 thiên hà khác, điều được tiết lộ qua các vết lồi lõm trên đĩa chính, một số ngôi sao có hành vi khác lạ...

GS Bing Zhang từ UNLV, đồng tác giả, cho biết họ cũng tính toán ra rằng sự hợp nhất của 2 lỗ đen này bắt đầu 9 tỉ năm trước và đó chính là kết quả của vụ hợp nhất nổi tiếng giữa Ngân Hà với thiên hà Gaia-Enceladus, một trong những vụ hợp nhất sớm nhất và cũng khốc liệt nhất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA bật động cơ đẩy tàu Voyager từ khoảng cách 24,6 tỷ km

NASA bật động cơ đẩy tàu Voyager từ khoảng cách 24,6 tỷ km

NASA bật thành công động cơ đẩy trên tàu Voyager 1 đang bay cách Trái đất 24.630.000.000 km.

Đăng ngày: 14/09/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu một tàu vũ trụ Warp Drive bay vào một lỗ đen?

Điều gì sẽ xảy ra nếu một tàu vũ trụ Warp Drive bay vào một lỗ đen?

Công nghệ Warp Drive, hay còn được biết đến như động cơ siêu ánh sáng, đã luôn là một phần quen thuộc trong thế giới khoa học viễn tưởng, từ những tác phẩm văn học cho đến các bộ phim kinh điển.

Đăng ngày: 14/09/2024
Hệ Mặt trời đảo lộn vì đụng độ

Hệ Mặt trời đảo lộn vì đụng độ "thế giới song song"

Một số vật thể trong Hệ Mặt trời có quỹ đạo nghiêng ngả bất thường, thậm chí quay ngược. Các nhà khoa học vừa tìm ra lý do.

Đăng ngày: 13/09/2024
Tỷ phú công nghệ làm nên kỳ tích trong không gian

Tỷ phú công nghệ làm nên kỳ tích trong không gian

Một tỷ phú và một kỹ sư vừa làm nên lịch sử với chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên trên thế giới do người bình thường thực hiện.

Đăng ngày: 13/09/2024
Gặp gỡ 4 công dân tư nhân đầu tiên thực hiện đi bộ ngoài không gian

Gặp gỡ 4 công dân tư nhân đầu tiên thực hiện đi bộ ngoài không gian

Sáng 10/9, tàu vũ trụ Crew Dragon của công ty SpaceX chở theo 4 nhà du hành vũ trụ tư nhân đã được phóng lên vũ trụ, khởi động sứ mệnh Polaris Dawn mạo hiểm.

Đăng ngày: 13/09/2024
NASA

NASA "lên dây cót" cho sứ mệnh mới trên mặt trăng băng giá Europa

Tàu Europa Clipper đã bay qua mốc quan trọng mang tên " Điểm quyết định E", một bước tiến quan trọng để có thể tiếp tục triển khai nhiệm vụ thám hiểm mặt trăng băng giá Europa của sao Mộc.

Đăng ngày: 13/09/2024
Ánh sáng bất thường giúp NASA phát hiện ra cặp hố đen siêu nặng bí ẩn

Ánh sáng bất thường giúp NASA phát hiện ra cặp hố đen siêu nặng bí ẩn

Hai kính thiên văn đã phát hiện ra 2 hố đen siêu nặng gần chúng ta nhất cho đến nay.

Đăng ngày: 12/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News