Trạm Vũ trụ Quốc tế hư hại do va chạm với mảnh vỡ chỉ 1mm

Một mảnh vỡ không gian đã va phải và làm hư hại cánh tay máy Canadarm2 của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Kích thước của mảnh vỡ nhỏ đến mức các radar đã không thể phát hiện ra.

Hiện tại thiết bị này vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, vật thể lạ trên đã đâm thủng hệ thống bảo vệ nhiệt và làm ảnh hưởng đến xà dọc của cánh tay máy.

Canadarm2 do Cơ quan Vũ trụ Canada thiết kế và đã là một phần của ISS hơn 20 năm. Nó là một cánh tay robot được làm từ hợp kim titan với mục đích hỗ trợ dịch chuyển một số vật thể như tàu hàng hoặc bảo dưỡng.

Trạm Vũ trụ Quốc tế hư hại do va chạm với mảnh vỡ chỉ 1mm
Cánh tay Canadarm2 và cận cảnh hư hại sau vụ va chạm. (Ảnh: NASA).

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được thời điểm xảy ra vụ va chạm. Phần hư hại được phát hiện trong một buổi kiểm tra định kỳ vào ngày 12/5. NASA và CSA đang hợp tác với nhau để đánh giá thiệt hại.

"Chỉ có một phần nhỏ của cánh tay robot bị hư hại. Canadarm sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ", CSA, Cơ Quan Vũ trụ Canada chia sẻ.

Dù trạm ISS đã không bị hư hại nặng nề lần này, tình trạng các trạm vũ trụ va chạm với mảnh vỡ không gian đang ngày càng gia tăng. Năm ngoái, ISS đã phải thực hiện lái thủ công khẩn cấp 3 lần để tránh mảnh vỡ.

Trạm Vũ trụ Quốc tế hư hại do va chạm với mảnh vỡ chỉ 1mm
Kính thiên văn không gian Hubble cũng từng là nạn nhân của mảnh vỡ vũ trụ. (Ảnh: NASA).

Theo một báo cáo từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), có hơn 130 triệu mảnh vỡ nhân tạo bé hơn một mm đang tồn tại trên quỹ đạo Trái Đất. Con số trên, tất nhiên, vẫn chưa tính đến các hạt bụi vũ trụ tự nhiên.

"Chúng ta nên thực hiện tốt hơn trong khâu thiết kế phi thuyền và kiểm soát hoạt động của chúng nhằm giảm thiểu thiệt hại từ mảnh vỡ không gian", người đứng đầu Phòng Nghiên cứu Mảnh vỡ Vũ trụ của ESA, Tim Florer cho biết vào năm ngoái.

Trạm Vũ trụ Quốc tế hư hại do va chạm với mảnh vỡ chỉ 1mm
Sức công phá của một vật thể không gian với đường kính 13mm ở tốc độ cao. (Ảnh: Imgur).

Rác thải không gian là những quả bom nổ chậm. Chỉ tính riêng phần quỹ đạo thấp của Trái Đất, các nhà khoa học đã phát hiện được hơn 23.000 mẫu rác thải vũ trụ (tính cả các vệ tinh không hoạt động) trôi nổi với kích thước của một trái bóng chày trở lên. Họ không thể theo dõi các mẫu rác với kích thước bé hơn.

Dù với đường kính nhỏ hơn một mm, các mảnh vỡ không gian này khi di chuyển ở vận tốc lớn vẫn có thể dễ dàng xuyên qua kim loại miếng và gây ra hậu quả khôn lường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc phòng tàu chở hàng lên module Thiên Hà

Trung Quốc phòng tàu chở hàng lên module Thiên Hà

Tàu vũ trụ Thiên Châu 2 đã bay lên quỹ đạo vào hôm qua và ghép nối thành công với module Thiên Hà của trạm vũ trụ Thiên Cung.

Đăng ngày: 01/06/2021
Nhiều sự kiện thiên văn đáng chú ý trong tháng 6/2021

Nhiều sự kiện thiên văn đáng chú ý trong tháng 6/2021

Nhật thực hình khuyên, hiện tượng thiên văn hiếm gặp và kỳ thú sẽ diễn ra trong tháng sáu này.

Đăng ngày: 01/06/2021
Các nhà thiên văn học giới thiệu bản đồ vũ trụ rộng 7 tỷ năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học giới thiệu bản đồ vũ trụ rộng 7 tỷ năm ánh sáng

Bản đồ mới về vật chất tối được lập dựa trên sự quan sát 226 triệu thiên hà, sau đó xử lý bằng AI và máy tính hiệu suất cao.

Đăng ngày: 01/06/2021

"Quả cầu bóng tối" cực đáng sợ đang nằm giữa thiên hà chứa Trái đất

Sagittarus A* - trái tim quái vật của thiên hà chứa Trái Đất có thể không phải lỗ đen siêu khối mà là một vật thể ma quái, mịn, hình quả cầu.

Đăng ngày: 31/05/2021
Tiểu hành tinh lớn hơn tháp Eiffel sắp lao qua Trái đất

Tiểu hành tinh lớn hơn tháp Eiffel sắp lao qua Trái đất

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ cho biết một tiểu hành tinh đường kính 300 m sẽ tiếp cận hành tinh của chúng ta vào tuần tới.

Đăng ngày: 31/05/2021
NASA công bố hình ảnh trái tim của Dải Ngân hà

NASA công bố hình ảnh trái tim của Dải Ngân hà

Ảnh chụp ở bước sóng tia X và vô tuyến cho thấy trung tâm Dải Ngân hà là một vùng khí hỗn độn, chứa lỗ đen khổng lồ Nhân Mã A*.

Đăng ngày: 31/05/2021
Mảnh rác vũ trụ đâm thủng cánh tay robot của trạm ISS

Mảnh rác vũ trụ đâm thủng cánh tay robot của trạm ISS

Dù vụ va chạm tạo thành lỗ hổng nhìn thấy rõ trong ảnh chụp, cánh tay robot do Cơ quan Vũ trụ Canada chế tạo vẫn có thể hoạt động bình thường.

Đăng ngày: 30/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News