Trạng thái La Nina 3 năm liên tiếp là hiếm gặp, cuối năm 2022 thiên tai, mưa bão sẽ dồn dập

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đây là năm thứ 3 liên tiếp thời tiết duy trì ở trạng thái La Nina, đây là điều hiếm gặp và cảnh báo khả năng cao thiên tai vào cuối năm là dồn dập khi mưa nhiều, bão kết hợp với không khí lạnh có khả năng gây mưa to đến rất to cho khu vực Trung Bộ.

Chia sẻ tại "Hội thảo phối hợp hướng dẫn khai thác thông tin KTTV và cập nhật nhận định diễn biến thiên tai 2022" do Tổng cục Khí tượng thuỷ văn tổ chức sáng 16/6, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 55-65%.

“Đây là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam chịu ảnh hưởng La Nina - hiện tượng này là ít gặp, thường chu kỳ enso là 2 năm. Dự báo số lượng bão sẽ nhiều hơn trung bình và điều chỉnh tăng hơn so với dự báo trước đây, ông Hoàng Phúc Lâm lưu ý.

Theo dự báo, từ nay đến hết năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10 - 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 4 - 6 cơn, ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ (trung bình nhiều năm một năm khoảng từ 12-14 cơn, ảnh hưởng trực tiếp khoảng từ 5 - 7 cơn). Đề phòng xảy ra bão có hướng di chuyển phức tạp, dồn dập trong các tháng cuối năm 2022.

Trong các tháng mùa mưa (từ tháng 7 - 9), lượng mưa tại Bắc Bộ có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm. Trái lại, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 7 - 9, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.

Trạng thái La Nina 3 năm liên tiếp là hiếm gặp, cuối năm 2022 thiên tai, mưa bão sẽ dồn dập
Năm nay là năm thứ 3 liên tiếp thời tiết duy trì ở trạng thái La Nina.

“Từ khoảng tháng 10 - 11, khu vực ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên dự báo lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập. Khả năng cao thiên tai vào cuối năm là dồn dập khi mưa nhiều, bão kết hợp với không khí lạnh có khả năng gây mưa to đến rất to cho khu vực Trung Bộ. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc”, ông Hoàng Phúc Lâm đưa ra cảnh báo.

Về nhiệt độ, khu vực Bắc Bộ có nhiệt độ trung bình tháng 7 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 8-9 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C; từ tháng 10 - 12 phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C.

Khu vực Trung Bộ nhiệt độ trung bình tháng 7 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 8-9 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C; từ tháng 10 - 11 phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 7 - 9  nhiệt độ phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C, tháng 10 - 12 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm.

“Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ nhiệt độ trung bình tháng 7 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 8-9 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C. Đề phòng trong tháng 7 có thể xuất hiện giá trị cực đoan liên quan đến nhiệt độ ở khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Dự báo xác suất 70-80% khả năng xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày trên 37 độ C. Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng không gay gắt, không kéo dài như năm 2021. Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt các tháng đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nhiệt độ mùa đông năm nay có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm”, ông Hoàng Phúc Lâm dự báo.

Làm rõ hơn thông tin về mùa mưa bão năm 2022, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, năm nay không khí lạnh đến sớm, hoạt động bão nhiều hơn, kết hợp với nhau thì ảnh hưởng nặng hơn. tạo hình thế gây mưa.

“Trạng thái La Nina liên tục từ 2020 đến nay, những pha lạnh như vậy khiến xác suất mưa liên tục cao, đặc biệt Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Năm nay dự báo Tây Bắc Thái Bình dương có bão mạnh, khả năng dồn vào cuối năm nên sẽ tác động đến nước ta. Mưa liên tục phối hợp không khí lạnh đến sớm, tạo hội tụ gây mưa rất lớn và dồn dập ở miền Trung vào tháng 11”, ông Mai Văn Khiêm thông tin.

Cảnh báo về lượng mưa, đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết:

Khu vực Bắc Bộ

  • Trong tháng 7 tổng lượng mưa tại Bắc Bộ phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 20% với xác suất khoảng  60 - 70%.
  • Trong tháng 8-9, tổng lượng mưa tại Bắc Bộ cao hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 10% với xác suất khoảng 60%.
  • Tháng 10, tổng lượng mưa ở Bắc Bộ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 25% với xác suất khoảng 60%, riêng khu vực Tây Bắc có lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 5 - 15% với xác suất 65%.
  • Các tháng 11 - 12, tổng lượng mưa tại Bắc Bộ ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 60 - 70%.

Khu vực Trung Bộ

  • Tháng 7, tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 15% với xác suất khoảng 60%.
  • Tháng 8 - 9, tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 60%, riêng khu vực Thanh Hóa-Quảng Bình thấp hơn từ 10 - 25% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ với xác suất khoảng 60%.
  • Tháng 10, tổng lượng mưa ở Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 10 - 25% so với trung bình nhiều năm, riêng khu vực Trung và Nam Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 30 - 60%, có nơi trên 70% với xác suất khoảng 70 - 90%.
  • Tháng 11/2022, tại Bắc Trung Bộ tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn 10 - 25% với xác suất khoảng 60%, riêng khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 15 - 35%, có nơi trên 40% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ với xác suất khoảng 70 - 90%.
  • Tháng 12/2022, tổng lượng mưa Trung Bộ phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 30%, riêng Bắc Trung Bộ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 20% với xác suất khoảng 60 - 80%.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

  • Tháng 7-8, tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn từ 10 - 20% so với trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 60 - 70%; tháng 9 tổng lượng mưa xấp xỉ trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 60%.
  • Tháng 10-11, tổng lượng mưa tại Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn từ 30 - 60%, trong đó tháng 10 có nơi cao hơn trên 70%, tại Nam Bộ tổng lượng mưa cao hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 60 - 70%.
  • Tháng 12, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn khoảng 10 - 20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ với xác suất khoảng 60 - 70%.

Điều tra "thuyết âm mưu" về tàu ma 340 tuổi chôn vùi thái tử nước Anh

Giải thích thí nghiệm vì sao quả cam không chìm trong nước

Phát hiện ấu trùng tò vò ăn thịt anh chị em cùng mẹ

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hệ thống lưu trữ năng lượng tái tạo bằng pin CO2

Hệ thống lưu trữ năng lượng tái tạo bằng pin CO2

Pin CO2 này có thể lưu trữ năng lượng tái tạo trong thời gian dài và giải phóng nhanh chóng ở chi phí chưa đến một nửa so với pin lithium cỡ lớn.

Đăng ngày: 16/06/2022
Ác mộng kinh hoàng ở thành phố nóng nhất thế giới

Ác mộng kinh hoàng ở thành phố nóng nhất thế giới

Dưới cái nắng nóng kỷ lục, cuộc sống của người dân thành phố Jacobabad (Pakistan) rơi vào khủng hoảng, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ, phụ nữ có thai.

Đăng ngày: 16/06/2022
Dự báo thời tiết hôm nay: Miền Bắc mưa giông rình rập, Trung Bộ nắng nóng cục bộ

Dự báo thời tiết hôm nay: Miền Bắc mưa giông rình rập, Trung Bộ nắng nóng cục bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm nay (15/6), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và giông rải rác với lượng mưa phổ biến 10-20mm.

Đăng ngày: 15/06/2022
Cát bụi từ sa mạc Sahara

Cát bụi từ sa mạc Sahara "nhuộm cam" bầu trời ở Yucatan, Mexico

Mây bụi từ sa mạc Sahara bao phủ các bang Campeche, Quintana Roo, Tabasco, Tamaulipas, Veracruz và Yutacan, sau đó, Mexico sẽ tiếp tục hứng chịu một đợt mây bụi sa mạc khác từ ngày 14/6 tới.

Đăng ngày: 13/06/2022
Có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái đất? Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

Có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái đất? Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

Chúng ta đang tồn tại giữa đất trời Việt Nam, sống những năm tháng với mưa, với gió, bão bùng, khi nóng ẩm, khi lạnh buốt thấu xương.

Đăng ngày: 10/06/2022
Lần đầu tiên phát hiện hạt vi nhựa trong tuyết rơi ở Nam Cực

Lần đầu tiên phát hiện hạt vi nhựa trong tuyết rơi ở Nam Cực

Mới đây, hạt vi nhựa lần đầu tiên đã được tìm thấy trong tuyết rơi ở Nam Cực. Điều này có thể đẩy nhanh quá trình tan băng và gây ra mối đe dọa đối với các hệ sinh thái độc đáo của lục địa này.

Đăng ngày: 10/06/2022
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Đăng ngày: 10/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News