Trang trại nuôi côn trùng làm... đồ ăn vặt
Một nông dân ở Thái Lan đã phát triển nghề nuôi côn trùng quy mô lớn để làm đồ ăn vặt, đem lại doanh thu cao cho gia đình.
Trang trại chuyên nuôi côn trùng của anh Thatnat Chanthatham ở tỉnh Ratchaburi, nằm cách Thủ đô Bangkok khoảng 100 km.
Ý tưởng nuôi côn trùng để làm đồ ăn vặt đến với anh Thatnat thật tình cờ khi anh xem tin tức trên truyền hình.
Giờ đang là thời điểm cho côn trùng ăn, nhưng người ta không hề nghe thấy tiếng kêu như các loại gia súc hay gia cẩm, mà thay vào đó, chỉ là những tiếng lách tách.
Công nhân tại trang trại của anh Thatnat Chanthatham đang cho côn trùng ăn.
Trong mỗi gian phòng, hơn 1 triệu con dế đang được nuôi trong những ô riêng, tùy theo từng giai đoạn phát triển của chúng. Vòng đời của chúng thường kéo dài 45 ngày, từ lúc trứng – trưởng thành – cho đến lúc được thu hoạch.
Trang trại nuôi côn trùng này mang lại cho gia đình anh Thatnat doanh thu khoảng 100.000 USD/tháng.
Ý tưởng nuôi côn trùng để làm đồ ăn vặt đến với anh Thatnat khi anh tình cờ xem tin tức ở trên truyền hình.
“Tôi xem trên TV thấy Liên Hợp Quốc coi côn trùng là nguồn protein thay thế trong tương lai để nuôi sống con người, khi dân số ngày càng phát triển. Người Thái Lan cũng hay ăn các loại côn trùng và chúng thường được bán rong trên đường phố. Nhưng tôi lại nghĩ, tại sao không chế biến chúng và đóng gói để bán như những món đồ ăn vặt” - anh Thatnat nói.
Mỗi tháng, trang trại của anh Thatnat cung cấp cho các nhà máy ở Bangkok khoảng 2 tấn côn trùng các loại.
Sau đó, anh đã phát triển nghề nuôi côn trùng quy mô lớn.
Mỗi tháng, trang trại của anh Thatnat cung cấp cho các nhà máy ở Bangkok khoảng 2 tấn côn trùng các loại. Điều này đã mang lại cho gia đình anh doanh thu khoảng 100.000 USD/tháng.
Trong khi đó, nuôi côn trùng không tốn công chăm sóc, không cần nhiều thức ăn, không tốn không gian và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường nhiều như nuôi các loại gia súc hoặc gia cầm khác.
Những loại đồ ăn vặt này có hương vị nguyên bản, được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng.
Côn trùng sau khi được chuyển đến các nhà máy, chúng sẽ được tẩm ướp và sấy khô rồi đóng gói thành các gói nhỏ. Những loại đồ ăn vặt này có hương vị nguyên bản, vị thịt nướng, vị Tom Yum và tất cả đều được nướng, không chiên bằng dầu ăn.
Đây là món ăn vặt rất được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là khách du lịch châu Á.
Nhiều người Thái Lan cũng rất ưa chuộng loại đồ ăn vặt này.
“Nếu tôi thấy, tôi sẽ mua chúng”, Anuwat Suetrong, một người qua đường nói.
Cũng chính vì vậy, anh Thatnat đã có ý định tìm kiếm thị trường để xuất khẩu côn trùng.
“Thật khó khi muốn xuất khẩu. Rất cần có một thỏa thuận giữa các chính phủ, nhưng tôi vẫn hy vọng, trong tương lai, mục tiêu của tôi sẽ đạt được, do côn trùng cũng là 1 nguồn thực phẩm. Tuy nhiên, sẽ phải mất nhiều thời gian”, anh Thatnat cho biết thêm.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ, trước đó đã kêu gọi ăn côn trùng là cách để con người tăng cường dinh dưỡng và giảm ô nhiễm môi trường.
Bà Katinda De Balogh, Đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ tại Thái Lan, cho biết: “Côn trùng có hàm lượng protein rất cao, cũng như có lượng khoáng chất dồi dào, nhiều vitamin B12, kẽm, sắt. Chính vì thế, giá trị dinh dưỡng của côn trùng rất tốt và rất có tiềm năng trở thành thực phẩm phổ biến trong tương lai”.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ, nuôi côn trùng trong trang trại là một trong những cách để con người chống lại nạn đói.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
