Trẻ sơ sinh thừa cân béo phì nguyên nhân do đâu?

Tăng cân quá nhanh, cân nặng thai nhi khi sinh>3,8 kg là những dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh thừa cân béo phì. Trẻ sơ sinh dư cân, béo phí dễ mắc nhiều bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, mạch vành, sỏi mật, ung thư,… khi lớn lên. Vậy trẻ sơ sinh thừa cân béo phì nguyên nhân do đâu? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh dư cân béo phì

1.1 Khi còn trong bụng mẹ

Trẻ sơ sinh thừa cân béo phì nguyên nhân do đâu?
Mẹ mắc bệnh tiểu đường trẻ có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn trẻ khác

Nhiều trẻ thừa cân ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Phần lớn phụ huynh vẫn muốn con mình sinh ra trông thật bụ bẫm nên quan niệm có những phụ huynh gia đình đã bồi bổ quá mức khiến thai nhi có cân nặng vượt mức bình thường (hơn 3,8kg).

Thông thường cân nặng của trẻ sơ sinh khi sinh ra ở mức bình thường là từ 2,5-3,8 kg. Trẻ nặng hơn 3,8 kg mặc dù trông bình thường nhưng sức khỏe yếu hơn với nhóm trẻ cân nặng bình thường (2,5-3,8 kg). Phần lớn những trẻ sơ sinh có cân nặng vượt mức bình thường khi còn trong bụng mẹ chủ yêu hay gặp ở các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường.

Những thai phụ có cân nặng tăng khoảng 15 kg trở lên trong lúc mang thai dễ sinh con thừa cân. Nếu gia đình có cả mẹ và bố đều thừa cân thì nguy trẻ sơ sinh dư cân cao hơn 3-6 lần so trẻ có với ba mẹ cân nặng bình thường. Vì vậy, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là những ngày đầu sau sinh để hạn chế những biến chứng.

1.2 Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Những tháng đầu đời sau khi mới sinh ra, trẻ lớn rất nhanh. Cân nặng của con cuối năm có thể tăng gấp 3 lần cân nặng lúc mới sinh ra, chiều cao tăng 25cm, vòng đầu tăng khoảng 10cm.

Với những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ mà phải nuôi bằng sữa ngoài thì khả năng trẻ dư cân béo phì cao hơn trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ gấp 2,8 lần.

Trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ ít có nguy cơ dư cân béo phì. Nếu cân nặng có tăng thì cũng dễ kiểm soát và hầu như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con.

Trẻ sơ sinh thừa cân béo phì nguyên nhân do đâu?
Trẻ uống sữa ngoài dễ thừa cân béo phì hơn trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn.

2. Thai nhi thừa cân dễ mắc nhiều bệnh mãn tính

Trẻ nhỏ dư cân, đặc biệt là trẻ sơ sinh dư cân có nguy cơ dễ mắc nhiều bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, mạch vành, sỏi mật, ung thư, … khi lớn lên.

Hiện nay, chủ yếu trẻ sơ sinh khi sinh ra bị thừa cân được theo dõi với bác sĩ để theo dõi. Sớm phát hiện các bệnh mãn tính để có biện pháp xử trí kịp thời, tuy nhiên thường chỉ sau thời gian ngắn khi bé chào đời. Còn giai đoạn sau này chủ yếu là phụ huynh phải theo dõi chặt chẽ cân nặng của con, điều chỉnh chế độ ăn, dinh dưỡng và vận động sao cho hợp lý.

Phụ huynh nên tìm hiểu các chỉ số phát triển cân đối giữa cân nặng, chiều cao tương ứng với từng độ tuổi của con để theo dõi sự phát triển của bé, có biện pháp điều chỉnh cho hợp lý, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.

3. Trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là hợp lý?

Phụ huynh nên theo dõi cân nặng của con để cân đối chế độ dinh dưỡng. Cho con đi thăm khám  khi có dấu hiệu dư cân béo phì.

Trong quá trình mang thai mẹ có thể tăng từ 9 -12 kg trong đó 3 tháng đầu mẹ sẽ tăng khoảng 1-2kg, 3 tháng giữa thai kỳ tăng 3-4 kg, 3 tháng cuối thai kỳ mẹ tăng 5-6kg. Nếu mẹ tăng cân tốt thì sau 9 tháng 10 ngày mang thai, bé sinh ra sẽ đủ tháng và con có cân nặng khoảng 3 kg.

Mẹ tăng cân quá nhiều dễ khiến trẻ sơ sinh bị thừa cân béo phì. Tuy nhiên mẹ cũng không vì thế mà ăn uống quá kiêng khem. Không tăng đủ cân, khiến trẻ sơ sinh thiếu cân, suy dinh dưỡng, bé dễ sinh non. Khi đó việc nuôi dưỡng con sau này sẽ rất vất vả. Sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, phụ huynh cần cân đối chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho con sao cho hợp lý.

Trẻ sơ sinh thừa cân là một tình trạng phổ biến hiện nay, đặc biệt khi nhiều mẹ bầu vẫn giữ quan niệm ăn càng nhiều càng tốt cho con. Chính vì vậy, hãy thăm khám thai định kỳ để đảm bảo sức khoẻ cho bé, sự phát triển cho bé cũng như được bác sĩ chuyên môn của các cơ sở y tế uy tín tư vấn về các vấn đề liên quan đến thai kỳ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu dùng đồ uống có đường mỗi ngày?

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu dùng đồ uống có đường mỗi ngày?

Cuộc sống bận rộn, trong khi đó, các loại thức ăn nhanh, đồ uống có đường lại rất tiện lợi, giá cả hợp lý, khẩu vị phù hợp với mọi tầng lớp dân cư, khiến cho việc tiêu thụ càng phổ biến.

Đăng ngày: 30/03/2023
Phát hiện hợp chất chống lão hóa trong quả ké đầu ngựa

Phát hiện hợp chất chống lão hóa trong quả ké đầu ngựa

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Hàn Quốc cho thấy các loài thực vật trong chi Ké đầu ngựa chứa thành phần chống oxy hóa và chống viêm, có thể giúp bảo vệ da.

Đăng ngày: 30/03/2023
Tương lai y học nằm tuốt trên... không gian?

Tương lai y học nằm tuốt trên... không gian?

Lực hấp dẫn của Trái đất khiến việc nuôi cấy các protein cần thiết để nghiên cứu bệnh tật và mầm bệnh trở nên khó khăn hơn. Nhiều nghiên cứu về y học đã phát triển trên không gian.

Đăng ngày: 29/03/2023
Những bộ phận

Những bộ phận "bẩn" nhất của lợn, ăn càng ít càng tốt kẻo "rước độc vào người"

Thịt lợn là thực phẩm rất thông dụng trong cuộc sống, không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên, một số bộ phận trên con lợn bác sĩ khuyên bạn không nên ăn nhiều.

Đăng ngày: 29/03/2023
Mất ngủ 1 giờ, cần ngủ bù bao nhiêu tiếng?

Mất ngủ 1 giờ, cần ngủ bù bao nhiêu tiếng?

Mất ngủ kéo dài trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác hại đáng lo ngại cho sức khỏe của bạn.

Đăng ngày: 28/03/2023
Nhai kẹo cao su quá nhiều có thể gây loét dạ dày

Nhai kẹo cao su quá nhiều có thể gây loét dạ dày

Kẹo cao su giúp miệng thơm tho, giảm căng thẳng, thèm ăn nhưng nếu dùng lúc đói hay quá nhiều có thể gây đầy hơi, loét dạ dày.

Đăng ngày: 28/03/2023
Lý do người sống gần đường phố đông đúc dễ tăng huyết áp

Lý do người sống gần đường phố đông đúc dễ tăng huyết áp

Một nghiên cứu cho thấy tiếng ồn giao thông có thể gây nguy cơ tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Đăng ngày: 27/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News