Trình làng robot bác sĩ liên hành tinh sẽ làm việc cho NASA

Robot bác sĩ MIRA là một hệ thống phẫu thuật tiên tiến được hỗ trợ bởi các robot siêu nhỏ (RAS) có thể di động trong cơ thể, dự định sẽ đến làm việc tại Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).

Giáo sư Shane Farritor và các đồng nghiệp của tại Cơ sở đổi mới Nebraska (UNL) của Trường Đại học Nebraska-Lincoln (NIC- Mỹ) và công ty công nghệ Virtual Incision đã phát triển MIRA với mục tiêu chính là phục vụ các sứ mệnh du hành liên hành tinh trong tương lai.

Các sứ mệnh này sẽ đòi hỏi các phi hành gia ở trên vũ trụ một thời gian dài, ví dụ như kế hoạch chinh phục Mặt trăng và sao Hỏa của NASA đều nhắm tới vài tháng tạm trú.

Trình làng robot bác sĩ liên hành tinh sẽ làm việc cho NASA
Cận cảnh một bàn tay của "robot bác sĩ" MIRA vừa được các nhà nghiên cứu hé lộ - (Ảnh: UNL)

Chưa kể, nhiều kế hoạch tham vọng hơn về việc định cư ngoài không gian đã được các cơ quan vũ trụ, công ty vũ trụ tư nhân, các nhà khoa học... tính đến, bao gồm các chuyến "nghỉ mát" ngoài không gian hoặc thậm chí là sống một thời gian dài.

Điều này đặt ra nhiều thách thức, bao gồm khả năng cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt là các thủ thuật phức tạp, ví dụ như các ca mổ mà trên Trái Đất vẫn đòi hỏi sự hợp tác của nhiều chuyên khoa hay phối hợp liên viện.

Vì vậy kế hoạch tạo ra một vị "bác sĩ phẫu thuật liên hành tinh" bằng robot đã được khởi động từ khoản tài trợ 100.000 USD của NASA.

MIRA là một cỗ máy đa dụng. Cũng như các robot phẫu thuật khác, nó vẫn có thể được điều khiển bởi bác sĩ tại chỗ, nhưng tối ưu hơn kiểu mổ trực tiếp, bởi các dụng cụ của MIRA bao gồm các RAS có thể được đưa vào thông qua các vết rạch nhỏ, cho phép bác sĩ thực hiện các thao tác xâm lấn tối thiểu, nhằm tăng độ an toàn cho một môi trường ngoài vũ trụ không có nhiều điều kiện hỗ trợ các thủ thuật y học, giải quyết biến chứng như trên Trái Đất.

Ngoài ra công nghệ này có thể cho phép y học từ xa. Trên Trái Đất, công nghệ này đã được thử nghiệm thành công trong việc giúp bác sĩ phẫu thuật từ xa cho những người đang kẹt ở nơi thiếu thốn dịch vụ y tế mà ca mổ đòi hỏi nhiều bác sĩ chuyên khoa sâu can thiệp hơn là lực lượng y tế sẵn có ở đó.

Tuy nhiên, công nghệ MIRA có thêm lợi ích là có thể thực hiện các hoạt động một cách tự chủ, có nghĩa là các phi hành gia phục vụ trên Mặt trăng và sao Hỏa có thể được chăm sóc y tế mà không cần đến bác sĩ phẫu thuật hiện diện ở đó.

Vào tháng 8 năm 2021, MIRA đã giúp các bác sĩ thực hiện thành công ca phẫu thuật từ xa đầu tiên như một phần của nghiên cứu lâm sàng theo Chương trình Miễn trừ Thiết bị Điều tra (IDE) từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Bệnh nhân thuộc lực lượng hải quân, được cắt bỏ một phần đại tràng bằng một vết rạch duy nhất.

Trong năm tới, việc đưa MIRA đến làm việc trên ISS sẽ được triển khai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Siêu máy tính" Setonix cho ra mắt hình ảnh chụp siêu tân tinh

Ngày 9/8, siêu máy tính mới nhất do Australia sản xuất - Setonix - đã ra mắt với những hình ảnh trực quan hóa đầy chất lượng về một siêu tân tinh (supernova) do kính viễn vọng vô tuyến ASKAP ghi lại.

Đăng ngày: 11/08/2022
Trung Quốc phát triển tàu ngầm không người lái bay được

Trung Quốc phát triển tàu ngầm không người lái bay được

Một nhóm nhà nghiên cứu đến từ miền Đông Trung Quốc đang chế tạo và thử nghiệm một loại tàu ngầm có thể bay trong không trung ở tốc độ cao.

Đăng ngày: 10/08/2022
Thời đại vi chip sắp kết thúc, hãy chuẩn bị chào đón kỷ nguyên của siêu chip

Thời đại vi chip sắp kết thúc, hãy chuẩn bị chào đón kỷ nguyên của siêu chip

Để các thiết bị liên tục phá vỡ các giới hạn về hiệu năng, các kỹ sư bán dẫn tìm ra một phương pháp đơn giản: làm các con chip ngày càng to ra.

Đăng ngày: 09/08/2022
Bọt biển nano trên graphene giúp lọc nước thải công nghiệp hiệu quả

Bọt biển nano trên graphene giúp lọc nước thải công nghiệp hiệu quả

Các kỹ sư tại Đại học Vienna đã phát triển loại vật liệu composite mới tạo ra bộ lọc hiệu quả để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ khỏi nước.

Đăng ngày: 08/08/2022
Công ty Mỹ phát triển công nghệ nói chuyện với động vật

Công ty Mỹ phát triển công nghệ nói chuyện với động vật

Một công ty ở California muốn tận dụng sức mạnh của học máy để giao tiếp với các loài động vật.

Đăng ngày: 04/08/2022
Sau lithium hay nickel, nguyên liệu này sẽ tạo ra bước tiến mới trong ngành sản xuất pin xe điện

Sau lithium hay nickel, nguyên liệu này sẽ tạo ra bước tiến mới trong ngành sản xuất pin xe điện

Công ty Stora Enso và Northvolt Thụy Điển đã thử nghiệm những vật liệu hoàn toàn mới trong chế tạo pin xe điện với thành phần lấy từ cây tại các khu rừng ở Bắc Âu.

Đăng ngày: 03/08/2022
Các nhà khoa học Trung Quốc chế tạo tia laser đuổi chim để bảo vệ sân bay

Các nhà khoa học Trung Quốc chế tạo tia laser đuổi chim để bảo vệ sân bay

Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã chế tạo một hệ thống robot tích hợp tia laser để xua đuổi chim, giúp ngăn chặn các vụ va chạm giữa máy bay và chim trời.

Đăng ngày: 02/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News