Trung Quốc chỉnh sửa gene để loại bỏ xương dăm trong cá diếc

Các nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện chỉnh sửa gene nhằm giải quyết vấn nạn xương dăm nhưng vẫn giữ lại được hương vị, góp phần tăng khả năng thương mại của cá diếc.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu thủy sản Hắc Long Giang thuộc Viện Khoa học thủy sản Trung Quốc mới đây đã công bố việc nuôi trồng thành công một loại cá diếc không có xương dăm. Kết quả này cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng cả trên phương diện lý thuyết lẫn công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc.

Tính khả thi cho việc loại bỏ xương dăm ở cá là vấn đề gây tranh cãi trên các diễn đàn quốc tế hơn 50 năm nay, và việc Viện Nghiên cứu thủy sản Hắc Long Giang ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gene để phát triển giống cá diếc mới không có xương dăm là câu trả lời.

Trung Quốc chỉnh sửa gene để loại bỏ xương dăm trong cá diếc
Hình ảnh xương cá diếc - (Ảnh: VIỆN NGHIÊN CỨU THỦY SẢN HẮC LONG GIANG, TRUNG QUỐC).

Cá diếc là một loài cá thuộc họ cá chép, sống ở vùng nước ngọt, được nhiều người ưa chuộng khi có thịt mềm, vị ngọt. Tuy vậy, cá diếc có rất nhiều xương dăm gây nguy cơ vướng cổ khi nuốt phải, cũng như khó chế biến công nghiệp.

Từ năm 2009, Viện Nghiên cứu thủy sản Hắc Long Giang có trụ sở tại Cáp Nhĩ Tân đã bắt đầu một dự án để giải quyết vấn đề xương dăm ở cá diếc.

Từ hơn 1.600 loại gene có khả năng, các nhà khoa học đã xác định được loại gene bmp6 chịu trách nhiệm chính cho việc kiểm soát sự tăng trưởng của xương dăm trong cá.

Gene bmp6 sau đó được loại bỏ mà không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sinh sản của loài cá này.

“Năm 2020, chúng tôi đã thành công nuôi trồng được thế hệ cá diếc không xương dăm đầu tiên với tỉ lệ 12,96%, và thế hệ thứ 2 vào năm 2021 với tỉ lệ 19%”, báo Asianews dẫn lời ông Kuang Youyi, một thành viên thuộc nhóm nghiên cứu.Ông Kuang Youyi cho biết vào đầu năm 2022, Viện Nghiên cứu thủy sản Hắc Long Giang đã cho ra đời thế hệ cá diếc không xương dăm thứ 3 khoảng 20.000 con và bắt đầu nhân giống quy mô lớn.

“Những con cá này sinh trưởng rất tốt và gần như không thể phân biệt với các con cá diếc bình thường khác. Kết quả của lần kiểm tra vào tháng 8 cho thấy tỉ lệ thành công đã đạt được 100%”, ông Kuang nói thêm.

Các chuyên gia nhận định bước tiến triển này sẽ góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy các chế biến công nghiệp của loại cá này.

“Người tiêu dùng sẽ không phải ngồi nhặt xương dăm của cá nữa” - ông Li Shaowu, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, nhận xét - “Điều này có thể sẽ tạo ra được sự thay đổi lớn trong việc ăn cá trên toàn thế giới, và sẽ mạnh mẽ thúc đẩy việc tiêu thụ thủy sản trong tương lai”.

“Việc cải thiện di truyền cho cá diếc để loài này không còn xương dăm là cuộc cách mạng táo bạo trong ngành nuôi trồng thủy hải sản Trung Quốc”, ông Li nói thêm.

“Kể từ đầu năm nay, chúng tôi đã tiến hành đánh giá các bảo đảm sinh thái, bao gồm khả năng bơi lội, khả năng chịu lạnh, khả năng sinh sản, cũng như mức độ chống chịu khi bị các loài khác tấn công của loại cá diếc mới này,” ông Kuang cho biết.

Theo ông Kuang, nghiên cứu này được dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật đằng sau loài vượn bí ẩn có thể săn và ăn thịt sư tử tại châu Phi

Sự thật đằng sau loài vượn bí ẩn có thể săn và ăn thịt sư tử tại châu Phi

Có những lời đồn đại cho rằng tại châu Phi có một loài vượn bí ẩn còn được gọi là vượn Bili, chúng có kích thước khổng lồ, cực kỳ hung dữ, có thể săn và ăn thịt sư tử.

Đăng ngày: 07/03/2023
Choáng váng trước cảnh tượng tôm hùm đất ăn thịt ếch trong hang động

Choáng váng trước cảnh tượng tôm hùm đất ăn thịt ếch trong hang động

Vườn quốc gia hang Mammoth ở Kentucky hôm 3/3 chia sẻ ảnh chụp một con tôm hùm đất đang ngấu nghiến ếch trong hang.

Đăng ngày: 07/03/2023
Một số loài động vật gây hại lại có lợi ích lớn cho cuộc sống ngày nay

Một số loài động vật gây hại lại có lợi ích lớn cho cuộc sống ngày nay

Cáo đỏ, chồn thông được các tổ chức từ nhiều quốc gia Liên minh châu Âu phân loại vào danh mục động vật có hại cho con người và hệ sinh thái, song ngày nay chúng lại đang bảo vệ nền nông nghiệp.

Đăng ngày: 07/03/2023
Khỉ mũ mẹ chật vật nuôi con khuyết tật

Khỉ mũ mẹ chật vật nuôi con khuyết tật

Các nhà khoa học Brazil mô tả cái chết của một con khỉ mũ bị tật ở chân trong tự nhiên, hé lộ khỉ mẹ và cả đàn đối xử với con non khiếm khuyết giống những thành viên khác.

Đăng ngày: 07/03/2023
Phát hiện loài gà nguy cấp, quý hiếm tại rừng đặc dụng Pù Hu

Phát hiện loài gà nguy cấp, quý hiếm tại rừng đặc dụng Pù Hu

Năm cá thể gà lôi trắng và gà tiền mặt vàng thuộc loài gà nguy cấp, quý hiếm đã được phát hiện tại khu rừng đặc dụng Pù Hu (Thanh Hoá).

Đăng ngày: 07/03/2023
Động vật có thể lớn tới đâu?

Động vật có thể lớn tới đâu?

Các nhà nghiên cứu cho rằng động vật, đặc biệt là những loài trên cạn, bị hạn chế về mặt kích thước do định luật về tương quan sinh trưởng và mức độ dồi dào của tài nguyên.

Đăng ngày: 07/03/2023
Thụy Điển bị chỉ trích vì sắp tiêu diệt hàng trăm con linh miêu

Thụy Điển bị chỉ trích vì sắp tiêu diệt hàng trăm con linh miêu

Các chuyên gia bảo tồn đang chỉ trích chính quyền Thụy Điển do kế hoạch săn giết hơn 200 con linh miêu trong tháng 3.

Đăng ngày: 07/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News