Trung Quốc công bố làm chủ hệ thống máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới
Một nhóm nghiên cứu của Trung Quốc đã chế tạo thành công hệ thống siêu máy tính lượng tử có tên gọi "Zuchongzhi 2.1", giúp gia tăng đáng kể ưu thế lượng tử cho Trung Quốc.
Hệ thống siêu máy tính lượng tử Zuchongzhi. (Ảnh: SCMP)
Thành tựu nổi bật này đưa Trung Quốc trở thành nước đầu tiên đạt được ưu thế lượng tử ở hai lĩnh vực chủ đạo là công nghệ điện toán lượng tử quang tử và công nghệ siêu máy tính lượng tử.
Nghiên cứu mới này do nhà vật lý lượng tử người Trung Quốc Pan Jianwei đứng đầu và mới được công bố trên tờ Physical Review Letters và Science Bulletin.
Tháng 12/2020, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện nguyên mẫu máy tính lượng tử quang tử Jiuzhang, trang bị bộ xử lý lượng tử mạch quang thay vì ứng dụng vật liệu siêu dẫn trên chip. Jiuzhang sử dụng các mạch quang học thực hiện các phép tính, cụ thể là các photon thay vì dòng electron như mạng máy tính Sycamore của Google. Với 76 photon, Jiuzhang đạt được ưu thế lượng tử.
Ưu thế lượng tử (Quantum supremacy) hay lợi thế lượng tử (Quantum advantage) đạt được khi một máy tính lượng tử có thể giải quyết một vấn đề mà không một máy tính tiêu chuẩn nào có thể làm được trong một khoảng thời gian khả thi.
Đến tháng 5/2021, các nhà nghiên cứu đã thiết kế ra bộ hệ thống máy tính lượng tử có tên gọi Zuchongzhi 66 qubit, giúp hoàn thiện chiều thứ hai của công nghệ. Máy tính lượng tử do Trung Quốc chế tạo này tạo chỉ mất 72 phút để thực hiện một nhiệm vụ xử lý thông tin mà siêu máy tính mạnh nhất trên thế giới hiện tại phải mất ít nhất tám năm.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người
Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
