Trung Quốc dùng AI ngăn tàu vũ trụ va chạm rác không gian

Để đảm bảo an toàn cho các sứ mệnh không gian, Trung Quốc đang nghiên cứu sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giám sát tự động rác thải vũ trụ.

Được dẫn dắt bởi các nhà khoa học tại Trung tâm Điều khiển Vệ tinh Tây An, dự án này nằm trong số hơn chục dự án được Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc phê duyệt trong năm nay, như một phần của khoản tài trợ hàng năm trị giá 500 triệu nhân dân tệ (74 triệu USD) để đảm bảo vai trò dẫn đầu của Trung Quốc về công nghệ AI.

"Chúng tôi sẽ sử dụng chuyên môn hàng thập kỷ của mình trong việc ngăn các sự cố va chạm không gian và giảm thiểu rác vũ trụ, đồng thời tập hợp các chuyên gia từ khắp đất nước để đáp ứng nhu cầu chiến lược của Trung Quốc. Cụ thể hơn, chúng tôi sẽ kiểm tra những mô hình AI liên quan đến việc giám sát các mảnh rác ở nhiều kích cỡ, sự thay đổi của môi trường rác không gian và nhận thức về tình huống", điều tra viên chính của dự án Jiang Yu nói với tờ PLA Daily.

Dự án này cũng được hỗ trợ bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), nơi đã bắt đầu đào tạo AI để tránh các mảnh rác quỹ đạo cách đây vài năm. ESA đã tạo ra một tập hợp dữ liệu lớn về các cảnh báo va chạm lịch sử và yêu cầu cộng đồng AI toàn cầu giúp phát triển một hệ thống mà cuối cùng sẽ giúp tàu vũ trụ tự động tránh rác không gian.

Trung Quốc dùng AI ngăn tàu vũ trụ va chạm rác không gian
Số lượng rác vũ trụ ngày càng tăng là một mối đe dọa đối với các sứ mệnh không gian. (Ảnh: UM)

Hàng trăm triệu mảnh rác được cho là đang quay quanh Trái đất như một hệ quả của 7 thập kỷ thám hiểm không gian quốc tế. Nhiều mảnh trong số đó là các bộ phận của vệ tinh cũ hoặc tên lửa đã qua sử dụng và hơn 36.000 mảnh có đường kính trên 10cm.

Vì cả rác không gian và tàu vũ trụ đều di chuyển với tốc độ cực cao, nên bất kỳ va chạm nào - dù với mảnh vỡ nhỏ - cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tàu vũ trụ và có khả năng tạo ra nhiều mảnh vỡ hơn.

Sự tắc nghẽn không gian dự kiến còn trở nên tồi tệ hơn, với việc xây dựng liên tục các mạng lưới lớn gồm hàng nghìn vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Chẳng hạn, công ty SpaceX có trụ sở tại California đang phóng nhiều vệ tinh trong một tháng hơn tổng số vệ tinh toàn cầu hàng năm trước đó.

Trong một bài viết vào năm 2021, các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc cho biết môi trường không gian đang trở nên quá phức tạp, năng động và không chắc chắn để có thể quản lý bằng các phương pháp truyền thống dựa trên phán đoán của con người. Họ tin rằng việc sử dụng công nghệ AI có thể cải thiện tốc độ và chất lượng của việc thu thập, xử lý và phổ biến thông tin, đồng thời cung cấp hỗ trợ quan trọng cho môi trường không gian an toàn.

Trung Quốc cũng đang sử dụng AI để phát triển các mạng lưới vệ tinh thông minh cho nghiên cứu khoa học. Ví dụ, các nhà vật lý thiên văn tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đang phát triển một cụm gồm ít nhất 100 vệ tinh siêu nhỏ để cách mạng hóa hiểu biết của con người về những vụ nổ dữ dội nhất trong vũ trụ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện kho thiên thạch ở Nam Cực, hé lộ bí ẩn hàng ngàn năm trước

Phát hiện kho thiên thạch ở Nam Cực, hé lộ bí ẩn hàng ngàn năm trước

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một kho thiên thạch trên bề mặt vùng băng xanh Nils Larsen gần nhà ga Princess Elisabeth ở Nam Cực thuộc sở hữu của Bỉ.

Đăng ngày: 12/02/2023
Phát hiện cặp sao thuộc loại siêu hiếm gặp trong Dải Ngân hà

Phát hiện cặp sao thuộc loại siêu hiếm gặp trong Dải Ngân hà

Hệ sao này được đánh giá có tiềm năng tạo ra một vụ nổ kilonova - vụ nổ cực mạnh có thể hình thành thông qua sự hợp nhất của các sao neutron.

Đăng ngày: 12/02/2023
Cách phân biệt thiên thạch với đá thường

Cách phân biệt thiên thạch với đá thường

Thiên thạch thường đặc biệt nặng, hút nam châm, và mang những dấu vết đặc trưng do bị nung nóng khi lao xuống khí quyển.

Đăng ngày: 11/02/2023
Bóng ma 11 tỉ năm hiện hình trong bức ảnh

Bóng ma 11 tỉ năm hiện hình trong bức ảnh "bẻ cong" không - thời gian gây choáng váng

Đây là một bóng ma theo nghĩa đen bởi trong thời gian thực thiên hà này có thể đã rất già hoặc không còn tồn tại.

Đăng ngày: 10/02/2023
Vệ tinh Nga bất ngờ vỡ thành 85 mảnh, tàu NASA

Vệ tinh Nga bất ngờ vỡ thành 85 mảnh, tàu NASA "trật đường ray"

Thiết bị từ hai cơ quan vũ trụ lớn của Nga - Mỹ liên tiếp gặp phải sự cố trên quỹ đạo Trái đất, trong đó nguyên nhân vỡ nát của vệ tinh Nga vẫn chưa rõ ràng.

Đăng ngày: 10/02/2023
Nhiều nơi vừa mất sóng vô tuyến: Tìm ra thủ phạm từ vũ trụ!

Nhiều nơi vừa mất sóng vô tuyến: Tìm ra thủ phạm từ vũ trụ!

Sự gián đoạn liên lạc vô tuyến sóng ngắn được Mỹ ghi nhận lúc 18 giờ tối 7-2 theo giờ miền Đông, tương ứng 6 giờ 7 phút sáng 8-2 giờ Việt Nam, nguyên nhân là móng vuốt lửa từ vũ trụ.

Đăng ngày: 10/02/2023
Nếu soi đèn pin lên trời, liệu sau này tia sáng đó có thể bay ra khỏi Hệ Mặt trời không?

Nếu soi đèn pin lên trời, liệu sau này tia sáng đó có thể bay ra khỏi Hệ Mặt trời không?

Hệ Mặt trời có bán kính 1 năm ánh sáng nên nếu bạn chiếu đèn pin vào không gian thì tất nhiên tia sáng này sẽ không thể ngày một ngày hai bay ra khỏi Hệ Mặt trời mà phải mất cả năm trời mới bay được.

Đăng ngày: 09/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News