Trung Quốc khởi động hệ thống sưởi hơi nước 5 triệu tấn chạy bằng điện hạt nhân

Trung Quốc khởi động hệ thống sưởi hơi nước Heqi No 1, giúp giảm tiêu thụ 400.000 tấn than nhờ chuyển từ điện than sang điện hạt nhân.

Để dịch chuyển khỏi nhiên liệu hóa thạch, Trung Quốc đang giải quyết nhu cầu công nghiệp bằng điện hạt nhân thay vì điện từ than đá. Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) xác nhận, nhà máy điện hạt nhân Tianwan ở tỉnh Giang Tô đã bắt đầu cung cấp hơi nước cho Cơ sở Công nghiệp Hóa dầu Liên Vân Cảng, Interesting Engineering hôm 21/6 đưa tin.

Trung Quốc khởi động hệ thống sưởi hơi nước 5 triệu tấn chạy bằng điện hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân Tianwan ở thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, nhìn từ trên cao. (Ảnh: Xinhua/Li Bo).

Với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060, Trung Quốc đang sử dụng nhiều giải pháp và đa dạng hóa các nguồn năng lượng sạch. Nước này đã xây dựng một số nhà máy điện mặt trời lớn hàng đầu thế giới, đồng thời đầu tư mạnh vào xây nhà máy điện hạt nhân. Các nhà máy điện hạt nhân hướng đến việc đáp ứng nhu cầu công nghiệp về nhiệt và điện, thay thế nhiệt điện than vốn giúp Trung Quốc phát triển suốt nhiều thập kỷ.

Năm 2022, Trung Quốc triển khai dự án cung cấp hơi nước bằng điện hạt nhân với chi phí 108 triệu USD. Đến nay, việc xây dựng dự án đã hoàn tất và nhà máy bắt đầu hoạt động vào tuần này.

Dự án hơi nước điện hạt nhân mang tên Heqi No 1 do CNNC xây dựng. Dự án sử dụng điện hạt nhân để biến nước thành hơi trong máy áp suất cao (cỗ máy đun sôi nước từ một nhà máy khử mặn). Hơi nước sau đó được đưa đi khoảng 23km, qua đường ống trên mặt đất đến Cơ sở Công nghiệp Hóa dầu Liên Vân Cảng. Tại đây, sau khi đi qua nhiều hệ thống trao đổi nhiệt, hơi nước sẽ được sử dụng cho nhu cầu sưởi ấm.

Để tăng tính an toàn, dự án sẽ liên tục theo dõi mức độ phóng xạ của hơi nước và ngừng hoạt động ngay lập tức khi phát hiện bất thường, CNNC cho biết. Khi hoạt động hết công suất, dự án có thể cung cấp gần 5 triệu tấn hơi nước hàng năm cho cơ sở công nghiệp.

Nhờ chuyển từ than sang điện hạt nhân, Heqi No 1 ước tính giúp giảm tiêu thụ 400.000 tấn than. Điều này có thể giúp giảm hơn một triệu tấn CO2, 184 tấn SO2 và 263 tấn khí thải nitơ oxit. Với ngành hóa dầu, việc Heqi No 1 đi vào hoạt động cũng cho phép tiết kiệm hơn 700.000 tấn khí thải theo hạn ngạch carbon, vốn đòi hỏi phải trồng cây trên diện tích 2.900 ha.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Dự án trang trại điện gió lớn nhất Nam Bán cầu

Dự án trang trại điện gió lớn nhất Nam Bán cầu

Dự án xây trang trại gió Golden Plains trị giá 2,7 tỷ USD sẽ bắt đầu hoạt động thương mại năm 2027 với tổng công suất phát điện 1,3 GW.

Đăng ngày: 24/06/2024
Cỗ máy sản xuất 10kg hydro mỗi giờ bằng điện sạch

Cỗ máy sản xuất 10kg hydro mỗi giờ bằng điện sạch

Máy điện phân lớn nhất từng sản xuất tại Tây Ban Nha có công suất 500 kW, có thể sản xuất hydro bằng điện từ các trang trại gió.

Đăng ngày: 22/06/2024
Lò nhiệt hạch siêu dẫn nhiệt độ cao đầu tiên trên thế giới

Lò nhiệt hạch siêu dẫn nhiệt độ cao đầu tiên trên thế giới

Trung Quốc ghi nhận một cột mốc quan trọng khi hoàn thành và vận hành lò tokamak siêu dẫn nhiệt độ cao toàn phần đầu tiên trên thế giới tên HH70 ở Thượng Hải hôm 18/6.

Đăng ngày: 21/06/2024
Ăng-ten

Ăng-ten "lỗi thời" giúp phát hiện vụ nổ Big Bang

Từng phục vụ dự án khí cầu NASA, ăng-ten loa Holmdeal được tận dụng để phân tích tín hiệu vô tuyến vũ trụ và phát hiện bằng chứng vụ nổ.

Đăng ngày: 17/06/2024
Cầu treo dài nhất Bắc Mỹ dự kiến thông xe trong năm 2025

Cầu treo dài nhất Bắc Mỹ dự kiến thông xe trong năm 2025

Cầu quốc tế Gordie Howe trên sông Detroit dài tổng cộng 2,5km sẽ bao gồm 6 làn và dự kiến thông xe trong năm 2025.

Đăng ngày: 15/06/2024
Tòa nhà chỉ sử dụng năng lượng bền vững

Tòa nhà chỉ sử dụng năng lượng bền vững

Thụy Sĩ- Một tổ hợp chung cư mới tên Papieri Cham nằm ở bờ hồ Zug ở Cham không thải carbon nhờ kết hợp các hệ thống năng lượng địa nhiệt, thủy điện và quang điện.

Đăng ngày: 12/06/2024
Trung Quốc chính thức nối xong đại công trình

Trung Quốc chính thức nối xong đại công trình "3 trong 1" lơ lửng giữa trời khiến thế giới kinh ngạc

Sau 5 năm thi công, công trình cầu vượt sông này minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của ngành xây dựng cầu đường Trung Quốc.

Đăng ngày: 12/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News