Trung Quốc lần đầu tiên công bố thiết kế bộ đồ phi hành gia đổ bộ Mặt trăng
Cuối tuần qua, Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) lần đầu tiên công bố thiết kế bên ngoài của bộ đồ dành cho phi hành gia đổ bộ lên Mặt trăng và mời công chúng tham gia đóng góp ý tưởng cho tên của bộ đồ.
Tại Diễn đàn Công nghệ Bộ đồ phi hành gia lần thứ ba do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phi hành gia Trung Quốc tổ chức tại thành phố Trùng Khánh, bộ đồ hạ cánh trên Mặt trăng được trưng bày với màu trắng sọc đỏ nổi bật. Các sọc đỏ ở phần thân trên của bộ đồ được lấy cảm hứng từ những dải ruy băng của các tiên nữ "Apsara bay" nổi tiếng trong nghệ thuật Đôn Hoàng, trong khi các sọc ở phần thân dưới mượn hình ảnh của ngọn lửa khi phóng tên lửa.
Thiết kế bên ngoài của bộ đồ vũ trụ Mặt trăng của Trung Quốc cho sứ mệnh Mặt trăng của phi hành đoàn trước năm 2030. (Nguồn: CMSA).
Theo video do CMSA công bố, bộ đồ phi hành gia được chế tạo từ loại vật liệu có khả năng bảo vệ các phi hành gia trong môi trường bức xạ nhiệt và bụi Mặt trăng. Bộ độ còn được trang bị bảng điều khiển tích hợp đa chức năng dễ vận hành, cùng với các camera ghi lại hình ảnh cự ly gần và xa.
Bộ đồ này cũng có găng tay linh hoạt, tấm che mũ chống chói toàn cảnh và các khớp nối thích ứng với môi trường trọng lực thấp. Thiết kế tổng thể của bộ đồ rất nhẹ, phù hợp với các hoạt động trên bề mặt Mặt trăng.
Trong bộ đồ mới, các phi hành gia Zhai Zhigang và Wang Yaping đã thực hiện nhiều động tác như đi bộ, ngồi xổm, cúi người, quỳ một chân và trèo thang.
Theo chuyên gia Li Meng tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phi hành gia Trung Quốc, quá trình phát triển bộ đồ phi hành gia hạ cánh trên Mặt trăng bắt đầu vào năm 2020, với mục tiêu tạo ra những bộ đồ nhẹ, nhỏ gọn, có độ tin cậy cao và an toàn. Quá trình này đã mang lại nhiều đột phá công nghệ quan trọng.
Thế hệ đầu tiên và thứ hai của bộ đồ phi hành gia ngoài vũ trụ Feitian của Trung Quốc đã hỗ trợ 17 phi hành gia hoàn thành 17 nhiệm vụ ngoài vũ trụ, góp phần vào việc xây dựng và vận hành hiệu quả trạm vũ trụ của nước này.
Phi hành gia Zhai Zhigang đã ghi dấu ấn lịch sử trong sứ mệnh Thần Châu-7 khi trở thành người Trung Quốc đầu tiên thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian. Ông cũng là thành viên phi hành đoàn của sứ mệnh Thần Châu-13.
Trong khi đó, bà Wang Yaping là thành viên phi hành đoàn trong các sứ mệnh Thần Châu-10 và Thần Châu-13, đồng thời là nữ phi hành gia đầu tiên đặt chân lên trạm vũ trụ của Trung Quốc.
Việc công bố mẫu thiết kế trên đánh dấu bước tiến lớn của Trung Quốc trong quá trình chuẩn bị cho các sứ mệnh có phi hành đoàn lên Mặt trăng trong tương lai.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng
Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
