Trung Quốc - nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới

Trung Quốc thải khí nhà kính nhiều nhất và giải pháp trung hòa carbon của nước này thường được coi là có tính quyết định với tương lai của hành tinh.

Lượng phát thải

Trung Quốc - nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới
Máy ủi đẩy than lên băng chuyền ở nhà máy điện Giang Du, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 28/1/2022. (Ảnh: Liu Zhongjun/China News Service)

Năm 2021, Trung Quốc thải 14,3 tỷ tấn CO2 tương đương (CO2e - đơn vị đo tất cả các khí nhà kính), theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam. Điều này khiến Trung Quốc trở thành nước phát thải lớn nhất thế giới hiện nay, dù khi tính cả lượng phát thải trong lịch sử, nước này vẫn xếp sau Mỹ. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), không có "con đường hợp lý" nào để duy trì mức ấm lên ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp - mục tiêu đặt ra tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu Paris 2015 - mà không có Trung Quốc.

Nguồn phát thải

Than đóng góp lớn nhất vào lượng khí thải CO2 của Trung Quốc vì có vai trò lớn trong sản xuất điện. Gần 50% lượng khí thải CO2 đến từ ngành điện, trong khi đó, khoảng 60% sản lượng điện của nước này vẫn phụ thuộc vào than, theo IEA. Công nghiệp chiếm khoảng 36% lượng khí thải carbon, vận tải chiếm 8% và xây dựng khoảng 5%.

Trung Quốc đang phát triển bổ sung các nguồn năng lượng tái tạo với tốc độ kỷ lục, đặc biệt là điện mặt trời. Hiện tại, nước này nhắm mục tiêu lắp đặt 230 GW điện gió và mặt trời trong năm nay, hơn gấp đôi công suất lắp đặt ở Mỹ và châu Âu cộng lại.

Đến nay, công suất bổ sung đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu đang ngày càng tăng. Công suất bổ sung, bao gồm cả thủy điện, dự kiến giúp Trung Quốc giảm lượng phát thải carbon vào năm 2024.

Các mục tiêu khí hậu của Trung Quốc

Năm 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết nước này đặt mục tiêu đưa lượng phát thải carbon đạt đỉnh trước cuối năm 2030, và đạt trung hòa carbon trước cuối năm 2060. Năm 2021, ông Tập Cận Bình cam kết tạm dừng cấp vốn và xây dựng các nhà máy than mới ở nước ngoài, đồng thời đưa ra kế hoạch 5 năm mới với những mục tiêu năng lượng và carbon quan trọng.

Trung Quốc cam kết giảm hơn 65% lượng khí thải carbon trên mỗi đơn vị GDP từ năm 2005 và đặt mục tiêu mới về công suất lắp đặt điện gió và mặt trời là hơn 1.200 GW vào năm 2030. Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), tính đến năm 2021, nước này đã có công suất lắp đặt 1.056 GW, bỏ xa vị trí thứ hai là Mỹ với chỉ 345 GW.

Tháng 11, Trung Quốc cũng công bố kế hoạch kiểm soát lượng khí thải methane, dù không đưa ra mục tiêu cụ thể. Nước này vẫn chưa ký cam kết toàn cầu mà Mỹ và Liên minh châu Âu đưa ra nhằm cắt giảm methane, loại khí có tuổi thọ ngắn hơn CO2 nhưng gây hại nhiều hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ý tưởng

Ý tưởng "hộ chiếu carbon" giữa thời môi trường khủng hoảng

Việc di chuyển bằng máy bay, tàu thủy trong ngành du lịch thải ra lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính, làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 02/12/2023
Nơi AQI đang tệ nhất thế giới, hơn Hà Nội 3 bậc: Ô nhiễm triền miên, tuổi thọ dân cư

Nơi AQI đang tệ nhất thế giới, hơn Hà Nội 3 bậc: Ô nhiễm triền miên, tuổi thọ dân cư "rút ngắn 11,9 năm"

Theo Viện Chính sách Năng lượng của Đại học Chicago, cuộc sống của người dân tại nơi này có thể bị rút ngắn 11,9 năm do chất lượng không khí quá ô nhiễm.

Đăng ngày: 01/12/2023
Sáng kiến biến lốp xe cũ thành pin ô tô điện

Sáng kiến biến lốp xe cũ thành pin ô tô điện

Trên toàn cầu, mỗi năm có khoảng 32 triệu tấn lốp xe bị thải loại do đã hết thời hạn sử dụng. Lượng lốp xe này đủ để bao phủ toàn bộ thủ đô Washington, D.C. (Mỹ).

Đăng ngày: 30/11/2023
Methane - loại khí thải có khả năng khiến Trái đất ấm lên

Methane - loại khí thải có khả năng khiến Trái đất ấm lên

Các cuộc thảo luận về khí hậu thường xoay quanh việc giảm CO2 - loại khí nhà kính nguy hiểm nhất.

Đăng ngày: 30/11/2023
Chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên dùng 100% nhiên liệu xanh

Chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên dùng 100% nhiên liệu xanh

Máy bay chở khách Virgin Boeing 787 của hãng hàng không Anh Virgin Atlantic dùng nhiêu liệu chủ yếu làm từ dầu ăn đã qua sử dụng và mỡ động vật để bay từ London đến New York.

Đăng ngày: 30/11/2023
Áp thấp xuất phát từ biển Đông tiến sát một áp thấp mới, có thể gây hiện tượng hiếm gặp

Áp thấp xuất phát từ biển Đông tiến sát một áp thấp mới, có thể gây hiện tượng hiếm gặp

Không chỉ có đường đi kỳ lạ khác hẳn với dự báo, vùng áp thấp xuất phát từ Biển Đông vài ngày trước đã đổi hướng bất ngờ.

Đăng ngày: 29/11/2023
Moskva hứng chịu

Moskva hứng chịu "bão tuyết đen" hiếm gặp

Các nhà khí tượng học miêu tả đợt tuyết lớn Moskva đang hứng chịu là " bão tuyết đen" - hiện tượng xảy ra khi bông tuyết bay gần như song song với mặt đất.

Đăng ngày: 29/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News