Trung Quốc phát hiện khoáng chất mới trong mẫu đất đá lấy từ Mặt trăng
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được một loại khoáng chất mới từ mẫu đất đá Mặt trăng chuyển về Trái đất năm 2020 trong chuyến thám hiểm của tàu thăm dò Chang’e-5 (Hằng Nga 5), và đặt tên là Chang'e Stone.
Mẫu đá Mặt trăng được tàu thăm dò Hằng Nga 5 của Trung Quốc mang về Trái đất vào tháng 12 năm 2020. (Nguồn: CNSA)
Phó Chủ tịch Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc gia Trung Quốc Dong Baotong cho biết thông tin trên.
Ngày 24/11/2020 Trung Quốc phóng tàu thăm dò Mặt trăng "Chang'e-5" (Hằng Nga 5). Ngày 1/12 tàu hạ cánh tại khu vực đã định ở Mặt trăng phía đối diện Trái đất, lấy được mẫu đất đá trên đó và quay về hạ cánh xuống miền bắc Trung Quốc vào ngày 17/12. Chuyến bay diễn ra trong 23 ngày, tàu vũ trụ đem về Trái đất 1.731 gram regolith (đất đá bề mặt). “Chang'e-5” trở thành con tàu vũ trụ đầu tiên sau 44 năm được phóng lên khai thác mẫu đá Mặt trăng, và Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sau Mỹ và Liên Xô thực hiện được hoạt động này.
"Khoáng chất mới trong mẫu regolith lấy từ Mặt trăng được nhóm các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu vệ tinh tự nhiên của Trái đất phân lập được đặt tên là “Chang'e Stone" (Đá Hằng Nga) theo quyết định về phân loại và đặt tên các khoáng chất mới của Ủy ban Đặt tên và Phân loại khoáng sản (IMA"), ông Dong Baotong cho biết tại cuộc họp báo công bố kết quả nghiên cứu đất đá Mặt trăng.
Ông nói thêm rằng việc phát hiện ra loại khoáng chất mới này là một thành tựu khoa học lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực thăm dò không gian vũ trụ.
Chương trình thăm dò Mặt trăng “Chang’e” (Hằng Nga) được đặt theo tên của nữ thần Mặt trăng trong thần thoại Trung Quốc, bao gồm ba giai đoạn: bay quanh vệ tinh tự nhiên của Trái đất ("Chang'e-1" và "Chang'e-2"), hạ cánh xuống Mặt trăng ("Chang'e-3" và "Chang'e-4") và từ Mặt trăng trở về Trái đất ("Chang'e-5" và "Chang'e-6"). Nhiệm vụ chuyến bay Chang'e-7 là nghiên cứu tổng quát về vùng Nam cực của Mặt trăng, bao gồm cả việc thăm dò tổng hợp địa hình Mặt trăng. "Chang'e-8" ngoài nghiên cứu khoa học còn có nhiệm vụ tiến hành thử nghiệm một số công nghệ then chốt trên bề mặt Mặt trăng.

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này
Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!
Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời
Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?
