Trung Quốc phát hiện mỏ methane sâu 110 tỷ m3

Tập đoàn Dầu khí Ngoài Khơi Trung Quốc hôm 23/10 thông báo phát hiện mỏ methane sâu trong than đá đầu tiên với trữ lượng vượt 110 tỷ m3.

Mỏ methane sâu trong than đá này mang tên Shenfu, nằm ở thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Thiểm Tây, rìa phía đông Ordos. Phát hiện mới có ý nghĩa quan trọng với an ninh năng lượng của Trung Quốc, giúp thúc đẩy việc tăng trưởng trữ lượng và sản xuất dầu khí phi truyền thống của nước này.

Trung Quốc phát hiện mỏ methane sâu 110 tỷ m3
Mỏ CBM sâu Shenfu ở thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Thiểm Tây. (Ảnh: CMG).

Methane là loại khí tự nhiên được tìm thấy trong các vỉa than. Không giống các mỏ khí thông thường, nó được tích trữ thông qua quá trình hấp phụ. Methane chủ yếu phân bố ở các bề mặt hạt của than dưới dạng khí hấp phụ, đồng thời cũng hiện diện trong các vết nứt và kẽ hở dưới dạng khí tự do hoặc khí hòa tan trong nước.

Methane trong than đá được phát hiện ở độ sâu trên 1.500m. Trung Quốc có trữ lượng dồi dào với hơn 30 nghìn tỷ m3 nằm ở độ sâu dưới 2.000m. Mỏ methane sâu chiếm khoảng 1/3 tổng lượng methane ở Trung Quốc.

So với loại trung bình và nông, cơ chế tích tụ và điều kiện địa chất của methane trong than đá sâu phức tạp hơn. Khi độ sâu tăng lên, nhiệt độ hình thành, áp suất hình thành và ứng suất cũng tăng đáng kể, khiến việc thăm dò trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

Vỉa than của mỏ Shenfu sâu khoảng 2.000m và độ dày của một lớp đơn là 6 - 23m, với lượng khí trung bình trong mỗi tấn than đạt 15m3. Hiện tại, hơn 100 giếng thăm dò đã được đào trong khu vực, với sản lượng khí tối đa mỗi ngày là 26.000m3 mỗi giếng.

Shenfu là mỏ methane sâu quan trọng thứ hai mà CNOOC phát hiện, sau mỏ Linxing, nơi có trữ lượng khí tương tự. Theo Xu Changgui, phó kỹ sư thăm dò của CNOOC, phát hiện mới cho thấy triển vọng thăm dò và phát triển to lớn ở rìa phía đông khu vực Ordos. "Phát hiện này đặt nền móng vững chắc để công ty xây dựng một cơ sở sản xuất khí lớn trên đất liền, có thể khai thác tới một nghìn tỷ m3 khí đã được kiểm chứng tại chỗ", Zhou Xinhuai, CEO của CNOOC, cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các kỹ sư ở Đại học Manchester chế tạo drone 4 cánh lớn nhất thế giới

Các kỹ sư ở Đại học Manchester chế tạo drone 4 cánh lớn nhất thế giới

Mẫu drone 4 cánh của Đại học Manchester có bề rộng 6,4 m, trang bị 4 động cơ điện và chức năng bay tự động.

Đăng ngày: 26/10/2023
Wedge of Aoud: Hiện vật bí ẩn 250.000 năm tuổi, một khám phá quan trọng đã thay đổi lịch sử!

Wedge of Aoud: Hiện vật bí ẩn 250.000 năm tuổi, một khám phá quan trọng đã thay đổi lịch sử!

Hiện vật bí ẩn này được gọi là Wedge of Aoud, và nó có thể có niên đại đáng kinh ngạc là 250.000 năm trước.

Đăng ngày: 26/10/2023
Ảnh scan giải mã bí ẩn xác ướp

Ảnh scan giải mã bí ẩn xác ướp "Người cá"

Các nhà khoa học chụp cắt lớp một xác ướp " Người cá" gần 130 năm tuổi và phát hiện nó được ghép từ cá, khỉ và bò sát.

Đăng ngày: 26/10/2023
Giỏi

Giỏi "copy công nghệ", láng giềng Việt Nam bứt tốc: Sắp vượt qua Mỹ?

Trong cuộc đua thời thế kỷ 21, ai sẽ cán đích đầu tiên?

Đăng ngày: 25/10/2023
Việt Nam sắp quan sát được nguyệt thực một phần, Mặt trăng chuyển màu đỏ như máu

Việt Nam sắp quan sát được nguyệt thực một phần, Mặt trăng chuyển màu đỏ như máu

Nguyệt thực một phần - hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong nửa cuối năm 2023 sẽ diễn ra vào rạng sáng 29/10.

Đăng ngày: 25/10/2023
3 lý do khủng long chưa bao giờ thực sự thống trị Trái đất

3 lý do khủng long chưa bao giờ thực sự thống trị Trái đất

Những con thằn lằn khổng lồ có thể khiến bạn khiếp sợ trong các bộ phim, nhưng liệu chúng ta có đang thổi phồng sự hiện diện của chúng trong lịch sử của Trái đất?

Đăng ngày: 25/10/2023
Chế tạo thành công bề mặt chống nước tốt nhất thế giới

Chế tạo thành công bề mặt chống nước tốt nhất thế giới

Các nhà khoa học tạo ra vật liệu mới gồm lớp ngoài cấu tạo từ các phân tử chống nước, liên kết với bề mặt silicon rắn bên dưới.

Đăng ngày: 25/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News