Trung Quốc phủ nhận khiến tên lửa đâm vào Mặt Trăng

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ tuyên bố của Mỹ cho rằng mảnh rác vũ trụ đang lao vào Mặt trăng thuộc về tên lửa Trường Chinh 3C.

Trung Quốc phủ nhận khiến tên lửa đâm vào Mặt Trăng
Tên lửa Trường Chinh 3C phóng tàu Hằng Nga 5 T1 vào tháng 10/2014. (Ảnh: AP)

Một mảnh rác vũ trụ lớn có tên là WE0913A đang lao về phía vùng tối của Mặt trăng và dự kiến va chạm vào ngày 4/3. Vật thể ban đầu được xác định là tầng đẩy thứ hai của tên lửa lửa SpaceX Falcon 9 dùng trong vụ phóng Đài quan sát khí hậu không gian sâu (DSCOVR) cách đây 7 năm, nhưng trong một tuyên bố hôm 12/2, nhà thiên văn học người Mỹ Bill Gray đã đính chính rằng mảnh vỡ thuộc về tên lửa Trường Chinh 3C phóng vào tháng 10/2014 trong khuôn khổ chương trình thám hiểm Mặt trăng Hằng Nga 5 T1 của Trung Quốc.

Giải thích cho sự nhầm lẫn này, Gray nói rằng nhóm nghiên cứu của anh ấy đã phát hiện WE0913A bay qua Mặt trăng hai ngày sau buổi phóng DSCOVR. Họ xác định nó là tầng trên của tên lửa Falcon 9 do vật thể có độ sáng như dự kiến, xuất hiện ở thời gian phù hợp và di chuyển theo quỹ đạo hợp lý.

Tuy nhiên, sau khi nhận được ý kiến từ kỹ sư Jon Giorgini ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, người cho rằng đường bay của tên lửa Falcon 9 không gần Mặt trăng nên rất khó va chạm, Gray đã phân tích lại dữ liệu về các vụ phóng ở cùng thời điểm và nhận ra tên lửa đẩy trong sứ mệnh Hằng Nga 5 T1 có quỹ đạo ban đầu bay ở tầm cao mà rất ít tên lửa đạt được, khiến nó có nhiều khả năng nhất là vật thể sẽ va chạm với Mặt trăng vào ngày 4/3.

Trước tuyên bố này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/2 đã lên tiếng phủ nhận trách nhiệm và khẳng định tên lửa Trường Chinh được đề cập đã quay trở lại bầu khí quyển của Trái Đất sau khi hoàn thành nhiệm vụ và "bốc cháy hoàn toàn".

Phát ngôn viên Wang Wenbin cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc tuân theo luật pháp quốc tế về phát triển các vấn đề không gian và cam kết duy trì tính bền vững lâu dài của các hoạt động trong vũ trụ.

Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành siêu cường không gian và đã đầu tư hàng tỷ USD vào chương trình vũ trụ do quân đội điều hành. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hy vọng có thể đưa phi hành gia của họ đặt chân lên Mặt trăng trong tương gần.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện cả một thiên hà hóa thạch bị

Phát hiện cả một thiên hà hóa thạch bị "quái vật" chứa Trái đất nuốt

Nạn nhân vừa được phát hiện của thiên hà chứa Trái đất Milky Way được đặt tên là Pontus, ước tính bị nuốt khoảng 8-10 tỉ năm trước.

Đăng ngày: 23/02/2022
Thiên thạch

Thiên thạch "chậm bất thường" lao qua bầu trời Mỹ

Thiên thạch lớn xuất hiện phía trên bang Colorado tối hôm 18/2 có đường bay dài và chuyển động chậm khác thường với vận tốc ước tính 96.500 km/h.

Đăng ngày: 22/02/2022
Tàu vũ trụ chụp được

Tàu vũ trụ chụp được "dấu vết quỷ dữ" kỳ lạ ở hành tinh khác

Những gò đất kỳ lạ, gợn sóng gần khu vực Hooke Crater ở cao nguyên phía Nam hành tinh đỏ là do quỷ bụi tạo thành.

Đăng ngày: 22/02/2022
Tàu vũ trụ chụp ảnh vụ phun trào khổng lồ trên Mặt trời

Tàu vũ trụ chụp ảnh vụ phun trào khổng lồ trên Mặt trời

Tàu Solar Orbiter của NASA và ESA theo dõi vụ phun trào trên bề mặt Mặt Trời từ khoảng cách gần.

Đăng ngày: 22/02/2022
Xuất hiện vật thể chưa từng biết dẫn đường đến

Xuất hiện vật thể chưa từng biết dẫn đường đến "hành tinh thứ 9"

Theo Daily Mail, vật thể được xác định bởi Kính viễn vọng Công nghệ tiên tiến của Vatican, được đặt tên là 2021 XD7, mất tới 286 năm để đi hết một vòng quanh Mặt Trời.

Đăng ngày: 22/02/2022
Ảnh chụp thiên hà hợp nhất cách 681 triệu năm ánh sáng

Ảnh chụp thiên hà hợp nhất cách 681 triệu năm ánh sáng

Các quan sát từ kính viễn vọng không gian và mặt đất cung cấp cái nhìn tuyệt đẹp về vụ va chạm giữa ba thiên hà mang tên IC 2431.

Đăng ngày: 22/02/2022
Lộ diện 2

Lộ diện 2 "bán hành tinh" sinh ra từ hư không, kết nối xuyên không gian

Hai vật thể cao cấp hơn hành tinh nhưng thất bại nếu coi như một ngôi sao, ra đời như một cặp đôi nhưng lại bị phân tách đến 129 đơn vị thiên văn.

Đăng ngày: 21/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News