Trung Quốc sẽ phóng tàu chở người tái sử dụng năm 2027

Tàu vũ trụ mới của Trung Quốc có thể chở 7 phi hành gia và các bộ phận chính có thể tái sử dụng tới 10 lần, giúp giảm đáng kể chi phí.

Tàu vũ trụ tái sử dụng đầu tiên của Trung Quốc sẽ phóng sớm nhất năm 2027, theo Yang Liwei, phó giám đốc chương trình vũ trụ có người lái. Hôm 17/7, Yang chia sẻ tàu vũ trụ mới có thể chở 7 phi hành gia. Điều đó sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong việc xây dựng trạm vũ trụ Trung Quốc và nhiệm vụ hạ cánh xuống Mặt trăng.

Trung Quốc sẽ phóng tàu chở người tái sử dụng năm 2027
Tàu vũ trụ tái sử dụng của Trung Quốc sẽ phục vụ nhiệm vụ đưa người hạ cánh xuống Mặt trăng. (Ảnh: SpaceNews).

Theo Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc, tàu vũ trụ này có thể tái sử dụng với cả nhiệm vụ trên quỹ đạo gần Trái đất và khám phá không gian sâu. Một nguyên mẫu kích thước thật hoàn thành thành công chuyến bay thử nghiệm 67 giờ, bay trên tên lửa Trường Chinh 5 vào năm 2020. Con tàu sử dụng vật liệu mới và cấu trúc chịu nhiệt tốt gấp 3 - 4 lần so với tàu Thần Châu. Vật liệu trên tàu có thể chịu nhiệt độ lên tới gần 1.650 độ C khi hồi quyển, trong khi trọng lượng của cấu trúc giảm hơn 30%.

Tàu vũ trụ cũng được thiết kế để sẵn sàng cho nhiệm vụ tiếp theo ngay khi kiểm tra xong và thay thế lớp phủ. Về lý thuyết, ít nhất các bộ phận thiết yếu của tàu vũ trụ có thể tái sử dụng 10 lần, giúp giảm đáng kể chi phí phóng. Theo Zhou Jianping, giám đốc thiết kế chương trình vũ trụ có người lái của Trung Quốc, thiết kế mới nhất vẫn giữ hình đầu đạn tù nhưng không gian bên trong lớn hơn phiên bản trước, rút gọn từ 3 khoang thành 2 khoang, khiến tàu an toàn và có tính kinh tế cao hơn.

Với sức chở 7 phi hành gia, tàu vũ trụ trên có thể sánh ngang với thế hệ tàu vũ trụ chở người mới của Mỹ như Dragon V2 của SpaceX và CST-100 Starliner của Boeing. Tàu Orion MPCV của NASA có thể chở 6 người. Với chiều dài 8,8 m và nặng 21,6 tấn, nó cũng lớn hơn gấp đôi tàu Dragon V2 (9,5 tấn). Tàu vũ trụ mới sẽ được sử dụng trong chương trình chở người hạ cánh xuống Mặt trăng của Trung Quốc, kết hợp với tàu đổ bộ, xe tự hành có người lái và nhiều thiết bị khác để đạt mục tiêu này năm 2030.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Choáng với nơi y hệt Trái đất ở hành tinh khác, có thể sống được

Choáng với nơi y hệt Trái đất ở hành tinh khác, có thể sống được

Những bức ảnh gây choáng váng từ tàu vũ trụ NASA cho thấy các khe núi ở bán cầu Nam của hành tinh đỏ - thứ chỉ có thể được " chạm khắc" bởi dòng nước dạt dào.

Đăng ngày: 19/07/2023
Phát hiện

Phát hiện "quái vật" vũ trụ suýt hất văng Trái đất

Phát hiện rùng mình về một lượng nhôm phóng xạ khổng lồ dội vào Hệ Mặt trời 4,6 tỉ năm trước cho thấy Trái đất sơ sinh đã thoát hiểm trong gang tấc.

Đăng ngày: 19/07/2023
Nóng hơn lõi Mặt trời trăm lần, động cơ tên lửa của nước này khiến tên lửa Mỹ, Trung

Nóng hơn lõi Mặt trời trăm lần, động cơ tên lửa của nước này khiến tên lửa Mỹ, Trung "hít khói"

Không lâu nữa, thế giới sẽ chứng kiến màn trình diễn đỉnh cao trên quỹ đạo với siêu tên lửa có một không hai này.

Đăng ngày: 18/07/2023
Linh dương đầu bò sống với ngọn lao mắc kẹt bên sườn

Linh dương đầu bò sống với ngọn lao mắc kẹt bên sườn

Trong mùa di cư, linh dương đầu bò bị người Masai tấn công và may mắn chỉ bị ngọn lao đâm xuyên da.

Đăng ngày: 18/07/2023
Tìm ra nguồn gốc “tàu do thám của người ngoài hành tinh”

Tìm ra nguồn gốc “tàu do thám của người ngoài hành tinh”

Oumuamua, vật thể từng được nhà khoa học Avi Loeb của Đại học Harvard cho là " tàu do thám của người ngoài hành tinh", đã để lộ nguồn gốc của nó thông qua sự vắng mặt của "chiếc đuôi".

Đăng ngày: 18/07/2023
Bí ẩn tảng đá

Bí ẩn tảng đá "du hành" vũ trụ chục nghìn năm, rồi quay về Trái đất

Thiên thạch nặng 646 gram từng rời bỏ chúng ta, bay ra ngoài vũ trụ, rồi bằng một cách nào đó chấm dứt hành trình phi thường tại Trái đất.

Đăng ngày: 17/07/2023
Bộ ba tàu vũ trụ sẽ chở người lên Mặt trăng của NASA

Bộ ba tàu vũ trụ sẽ chở người lên Mặt trăng của NASA

Tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin hôm 14/7 hé lộ ảnh chụp 3 tàu Orion dùng cho các nhiệm vụ Mặt Trăng Artemis II, III và IV.

Đăng ngày: 17/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News