Trung Quốc sẽ xây kính viễn vọng quang học lớn nhất châu Á
Kính viễn vọng EAST dự kiến xây dựng ở độ cao khoảng 4.200m trên cao nguyên Tây Tạng, gương chính có đường kính 8m.
Đại học Bắc Kinh lên kế hoạch xây dựng kính viễn vọng quang học lớn nhất châu Á, Interesting Engineering hôm 29/12 đưa tin. Dự án mang tên Kính viễn vọng Phân đoạn Khẩu độ Mở rộng (EAST) và được giới thiệu là sẽ cải thiện đáng kể khả năng quan sát của Trung Quốc trong thiên văn quang học.
Minh họa kính viễn vọng EAST. (Ảnh: Đại học Bắc Kinh)
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, công trình mới sẽ trở thành kính viễn vọng quang học tầm cỡ thế giới đầu tiên ở bán cầu đông có khả năng cạnh tranh với các công trình ở bán cầu tây tại các địa điểm như Mauna Kea (Hawaii), Atacama (Chile), quần đảo Canary (vùng biển ngoài khơi tây bắc châu Phi).
EAST dự kiến xây trên núi Saishiteng gần thị trấn Lenghu, tỉnh Thanh Hải, trên cao nguyên Tây Tạng, ở độ cao khoảng 4.200 m. Gương kính viễn vọng gồm 18 mảnh hình lục giác, tương tự gương trong kính viễn vọng không gian James Webb của NASA. Chiếc gương sẽ có đường kính khoảng 6 m vào năm 2024.
Giai đoạn thứ hai của dự án, 18 mảnh hình lục giác được thêm vào xung quanh gương, mở rộng đường kính thành 8 m vào năm 2030. Các chuyên gia ước tính chi phí cho dự án là khoảng 69 - 84 triệu USD.
Ngoài EAST, Trung Quốc cũng có một số dự án kính viễn vọng quy mô khác. Nước này đã chế tạo kính viễn vọng vô tuyến đĩa đơn khẩu độ lớn nhất thế giới FAST và có kế hoạch phóng một kính viễn vọng không gian đồ sộ mang tên Xuntian (Tuần Thiên) đầu năm 2023.
Xuntian sẽ thực hiện các cuộc khảo sát không gian rộng lớn và dự kiến bắt đầu các hoạt động khoa học khoảng năm 2024. Khác với James Webb của NASA, Xuntian bay cách Trái Đất đủ gần để bảo trì. Xuntian sẽ có khẩu độ 2 m và trang bị các máy dò tiên tiến. Nó có kích thước tương đương một chiếc xe buýt, nặng hơn 10 tấn.
Trung Quốc cũng vừa thử nghiệm thành công kính viễn vọng không gian "mắt tôm hùm" đầu tiên trên thế giới, có khả năng chụp ảnh tia X với hiệu quả chưa từng có. Ở độ cao 500 km so với Trái Đất, kính viễn vọng Lobster Eye Imager for Astronomy (LEIA) nặng 53 kg chụp những bức ảnh chất lượng cao về các nguồn tia X trong vũ trụ.

10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay?
Dự án thú vị giúp chúng ta hình dung Vườn treo Babylon, thành cổ Athens, tượng Nhân Sư,... của thế giới cổ đại đã từng đẹp và hoành tráng như thế nào.

Bí mật ít biết bên trong hầm mộ 200 tuổi của Hoàng gia Anh
Ngày 19/9 vừa qua, linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II được hạ xuống Hầm mộ Hoàng gia, đoàn tụ với Hoàng thân Philip, sau đó quan tài cả hai sẽ được chuyển đến an táng cạnh người thân.

Fehmarnbelt - Đường hầm dưới biển dài nhất thế giới
Đan Mạch và Đức sẽ sớm được nối với nhau bằng một đường hầm dưới nước dài 18km. Dự án dự kiến được hoàn thành năm 2029.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Arab Saudi xây nhà chọc trời nằm ngang dài 120km
Arab Saudi lên kế hoạch xây dựng Mirror Line, hai tòa nhà chọc trời song song trải dài 120km, cắt ngang bờ biển, núi và sa mạc với chi phí lên tới 1.000 tỷ USD.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.
