Trường hợp trao đổi nội tạng đầu tiên trên thế giới
Mọi việc được bắt đầu từ tình cảnh của hai mẹ con Erosalyn Deveza và Aliana Deveza tại thành phố Santa Cruz, California. Người mẹ, Erosalyn, bị suy thận mãn tính và phải chạy thận thường xuyên. Nhìn thấy mẹ mình đau đớn mỗi khi chạy thận, cô con gái Aliana rất đau lòng và có ý muốn hiến cho mẹ một trái thận của mình. Tuy nhiên khi xét nghiệm, các bác sĩ cho biết thận của cô không thích hợp với người mẹ.
Người mẹ sau đó được đưa vào danh sách chờ ghép thận. Và ai cũng biết, các cơ quan nội tạng đâu phải là món hàng có sẵn, nếu không có người thân hoặc bạn bè hiến tặng thì chỉ có trông chờ nơi ai đó chết não hoặc mới qua đời, ngoài ra còn phải có sự tương thích.
Vì vậy, Aliana Deveza đã “phát triển” một kế hoạch. Vào năm 2017, cô lên mạng kêu gọi trên thế giới hãy bắt cặp trao đổi các bộ phận khác nhau giữa những người hiến tạng còn sống.
Cô đề nghị đổi một nửa lá gan của mình cho người khác để nhận lại một trái thận. Vậy là cộng đồng mạng xôn xao vì đây là một gợi ý không phải là không hợp lý. Và chính nhiều bác sĩ phẫu thuật cũng ủng hộ điều này.
Aliana không ngờ rằng đề xuất của mình đã gây một tác động vô cùng to lớn như vậy. Vì nếu cộng đồng tổ chức cho những người tương thích bắt cặp với nhau thì khi cần sẽ có sẵn nguồn nội tạng tương thích. Tuy nhiên khi đề xuất ý tưởng này với các bệnh viện, Aliana nhận được câu trả lời rằng họ chẳng biết cô muốn nói về cái gì và chỉ cho cô tìm tới các nhà xác!
Có một sự thực rằng mọi người có thể dùng gan trong việc trao đổi để nhận các nội tạng khác, vì gan là một trong số rất ít cơ phận có tính năng tái tạo. Và chỉ sau một thời gian thì lá gan của người cho và cả người nhận đều phát triển đạt kích thước đầy đủ. Ngoài ra, con người có thể hiến tặng tới 60% lá gan của mình.
Cuối cùng, Aliana liên lạc được với BS. John Roberts thuộc Đại học San Francisco, California, người đã thấy được tiềm năng của ý tưởng và cô được đánh giá là có đủ sức khỏe để hiến một phần gan. Phải mất tới 18 tháng sau thì cô tìm được Annie Simmons ở thành phố Boise, tiểu bang Idaho, muốn hiến gan mình cho chị gái bị bệnh nặng nhưng gan lại không tương thích.
Từ trái qua phải: người nhận gan Connie Saragoza de Salinas, người hiến gan Aliana Deveza, bác sĩ phẫu thuật Nancy Ascher và John Roberts, người hiến thận Annie Simmons và người nhận thận Erosalyn Deveza.
Vậy là Aliana cùng BS. John Roberts vạch ra một kế hoạch: Annie Simmons sẽ hiến một trái thận cho mẹ Aliana, và đổi lại, Aliana sẽ trao một nửa lá gan của mình cho chị gái Annie. Và kế hoạch này đã được ban lãnh đạo cùng các chuyên gia phụ trách về đạo đức của bệnh viện chấp nhận.
Tuy vậy, cũng có một số dư luận cho rằng đây là một giao dịch bất bình đẳng. Vì về lý thuyết, một lá gan có giá trị hơn một trái thận, bởi vì những người bị suy thận có thể sống sót sau nhiều năm chạy thận, nhưng với gan thì không. Ngoài ra, những người hiến gan cũng gặp phải tỷ lệ biến chứng cao hơn.
Tại bệnh viện, ban giám đốc đã dành ưu tiên và bốn cuộc phẫu thuật được thực hiện ngay trong cùng một ngày. Về phần Aliana, trong những tuần tiếp theo cô cảm thấy mất sức và vô cùng mệt mỏi, điều mà cô đã được cảnh báo sẽ xảy ra khi cơ thể dồn toàn bộ năng lượng vào việc hồi phục gan, cô cho biết tình trạng giống y như khi đi máy bay trong thời tiết xấu.
Nhưng hai tháng sau đó, siêu âm cho thấy gan của cô gần như trở lại bình thường. Theo BS. John Roberts, gan có thể bắt đầu tái sinh chỉ trong vài giờ sau khi cắt đi một phần và hy vọng rằng trường hợp trao đổi này sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người hơn nữa.
Với các cuộc trao đổi cặp đôi này sẽ có thể cho phép thêm tới ba mươi ca ghép gan của người hiến tặng còn sống mỗi năm ở Mỹ, tức tăng thêm được mười phần trăm.
Khi được báo chí phỏng vấn, Aliana cho biết cô chỉ muốn làm được điều gì đó cho mẹ mình, nhưng không ngờ lại nhận thêm niềm vui là giúp được gan cho người khác.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.
