Tuần tới sẽ có mưa sao băng "kép" thắp sáng bầu trời

Những người yêu thích thiên văn học sẽ được chứng kiến trận mưa sao băng "kép" khi hai trận mưa sao băng Alpha Capricornids và Southern Delta Aquariids đều đạt cực đại vào tuần tới. Nicholas Moskovitz, nhà thiên văn học hành tinh tại Đài quan sát Lowell ở Arizona, Mỹ cho biết: "Đây là một sự trùng hợp đáng kinh ngạc".

Khi quỹ đạo Trái đất giao nhau với quỹ đạo của hai sao chổi

Mưa sao băng xảy ra khi quỹ đạo Trái đất giao với đường đi của sao chổi. Các mảnh vỡ đá do sao chổi để lại sẽ cháy khi đi vào bầu khí quyển của Trái đất. Trong trận mưa sao băng kép tháng này, Trái đất sẽ đi qua quỹ đạo của sao chổi 96P/Machholz - gây ra mưa sao băng Southern Delta Aquariids đạt cực đại vào ngày 29-30/7 - và sao chổi 169P/NEAT, tạo ra mưa sao băng Alpha Capricornids đạt cực đại vào ngày 30-31/7.


Vệt sao băng Perseid năm 2016 lướt qua bầu trời trên Spruce Knob, Tây Virginia, Mỹ. (Ảnh: NASA/Bill Ingalls)

Nhà thiên văn học Moskovitz cho biết, hai trận mưa sao băng đạt đỉnh trong vòng 24 giờ là bất thường. Moskovitz lưu ý rằng, có hơn 900 trận mưa sao băng trong suốt cả năm, điều đó có nghĩa là trung bình có từ hai đến ba trận mưa sao băng xảy ra mỗi đêm. Nhưng không phải tất cả đều là mưa sao băng "lớn", như Perseids hay Geminids, trong đó có hơn 100 sao băng sáng rực trên bầu trời mỗi giờ. Hầu hết các trận mưa sao băng đều nhỏ và các nhà thiên văn học mới chỉ bắt đầu nghiên cứu và đo lường những trận mưa sao băng này một cách có hệ thống nhờ các thiết bị mới được phát triển.

Mưa sao băng xảy ra theo chu kỳ đều đặn nhờ quỹ đạo có thể dự đoán được của chúng quanh mặt trời. Lượng nhỏ biến đổi hàng năm về cường độ của chúng được xác định bởi thời điểm sao chổi giải phóng các mảnh vỡ và thời gian các mảnh vỡ trôi nổi trong không gian. Moskovitz, người đứng đầu Lowell Observatory Cameras for All-Sky Meteor Surveillance (LO-CAMS), một mạng lưới các camera theo dõi sao băng, cho biết việc dự đoán mưa sao băng có ý nghĩa quan trọng đối với sự an toàn của tàu vũ trụ và con người khi di chuyển trong không gian.

Vào lúc đỉnh điểm, Southern Delta Aquariids sẽ cho người xem thấy khoảng 20 đến 25 sao băng mỗi giờ (cái gọi là mưa sao băng nền thường có khoảng năm sao băng mỗi giờ). Southern Delta Aquariids sẽ xuất hiện "khá mờ nhạt".

Nhà thiên văn học Moskovitz gợi ý: "Bạn nên đến một địa điểm tối, tránh xa ánh sáng, giao thông, tránh xa điện thoại di động và để mắt bạn thích nghi với bóng tối và bạn có thể có cơ hội nhìn thấy một số vật thể mờ nhạt đó".

Những quả cầu lửa rực sáng

Alpha Capricornids ít xảy ra hơn nhiều, nhưng chúng thường liên quan đến "những quả cầu lửa sáng với những khối thiên thạch lớn hơn bay vào và cháy sáng, trở nên sáng hơn và ngoạn mục hơn". Những thiên thạch sáng đáng kinh ngạc này được tạo thành từ các hạt có kích thước bằng viên bi. Những thiên thạch mờ hơn thường có kích thước bằng hạt.

Mưa sao băng kép sẽ được quan sát tốt nhất ở Nam bán cầu. Những người ở Bắc bán cầu cũng có thể nhìn thấy mưa sao băng nếu có tầm nhìn rõ ràng về đường chân trời phía nam. Cả hai trận mưa sao băng này sẽ tiếp tục cho đến giữa tháng 8.

Cả hai trận mưa sao băng đều có thể được quan sát tốt nhất bằng mắt thường. Nhưng để tận dụng tối đa các sự kiện ngắm bầu trời khác trong năm nay, bạn có thể cần một cặp ống nhòm mới hoặc một kính thiên văn sân sau tốt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh song sinh của Trái đất đang bị “bóc vỏ” tàn khốc

Hành tinh song sinh của Trái đất đang bị “bóc vỏ” tàn khốc

Những phát hiện từ tàu vũ trụ BepiColombo của châu Âu - Nhật Bản có thể lý giải cách một hành tinh giống Trái Đất trở thành "hỏa ngục".

Đăng ngày: 08/05/2025
Đi tìm nguồn gốc hạt vũ trụ đi qua cơ thể chúng ta cả tỉ lần mỗi giây

Đi tìm nguồn gốc hạt vũ trụ đi qua cơ thể chúng ta cả tỉ lần mỗi giây

Khoảng một nghìn tỉ hạt nhỏ gọi là neutrino xuyên qua bạn mỗi giây. Được tạo ra trong Vụ nổ lớn Big Bang, những neutrino nguyên thủy này tồn tại trong toàn bộ vũ trụ, nhưng chúng không thể làm hại bạn.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News