Tuyết phủ trắng sa mạc Sahara trong thời tiết -2 độ C
Sa mạc Sahara trở thành xứ sở tuyết trắng dưới ảnh hưởng của nhiệt độ giảm mạnh từ đầu tháng 1.
Nhiếp ảnh gia Karim Bouchetata chụp bộ ảnh ghi hình tuyết phủ trắng nền cát sa mạc Sahara ở thị trấn nhỏ Aïn Séfra thuộc Algeria vào tuần trước. Trong ảnh, những con cừu đứng trên các đụn cát trắng xóa hôm 13/1 khi nhiệt độ giảm xuống -2 độ C.
Đụn cát phủ đầy tuyết trắng ở sa mạc Sahara. (Ảnh: Bav Media).
Ain Sefra còn được gọi là "Cửa ngõ vào sa mạc", nằm ở độ cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển, bao quanh là dãy núi Atlas. Sa mạc Sahara bao phủ phần lớn Bắc Phi, từng trải qua nhiều đợt biến động về nhiệt độ và độ ẩm trong vài trăm nghìn năm qua.
Các nhà nghiên cứu tìm hiểu thay đổi về lượng mưa ở vùng Sahara phát hiện sa mạc đã mở rộng đáng kể trong thế kỷ qua do biến đổi khí hậu. "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phản ánh tình trạng sa mạc Sahara, nhưng vẫn có nhiều ý nghĩa với các sa mạc khác trên thế giới", giáo sư Sumant Nigam, nhà khoa học khí quyển và đại dương ở Đại học Maryland, tác giả nghiên cứu, cho biết.
Lạc đà đứng giữa tuyết trắng ở Tabuk. (Ảnh: Abu Nayef Fawaz Al-Harbi/ Magnus News).
Tuyết cũng xuất hiện ở vùng Tabuk phía tây bắc Arab Saudi. Khu vực nằm gần biên giới Jordam màu trải qua thời tiết khác thường trong tháng 1/2020. Nơi đây có nhiệt độ lên tới 50 độ C vào mùa nóng, nhưng nhiệt độ tháng 1 tụt xuống dưới 0 độ C. Hôm 10/1, người dân ở vùng núi đón trận tuyết lớn. Tháng 1 cũng là tháng lạnh nhất ở Arab Saudi và Tabuk là một trong những vùng lạnh nhất cả nước. Theo nhà khí tượng học Eric Leister của trang AccuWeather, Tabuk hiếm khi có tuyết rơi nhưng hiện tượng này không quá kỳ lạ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
