Úc phát triển trí tuệ nhân tạo giải mã tín hiệu âm thanh bí ẩn từ vũ trụ

Do các phương pháp quan sát và công nghệ hiện có của con người không tiên đoán được để phát hiện ra những tín hiệu âm thanh của sóng vô tuyến từ vũ trụ gửi đến Trái đất, nhà nghiên cứu Wael Farah ở Đại học công nghệ Swinburne, Úc, đã phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể đào tạo kính viễn vọng để xử lý các tín hiệu này.

Úc phát triển trí tuệ nhân tạo giải mã tín hiệu âm thanh bí ẩn từ vũ trụ
Hàng ngày có thể phát hiện từ 59 đến 157 tín hiệu âm thanh đột ngột của sóng vô tuyến đến Trái đất từ không gian sâu thẳm - (Ảnh: NRAO)

Theo livescience.com, những tín hiệu âm thanh đột ngột của sóng vô tuyến đến Trái đất từ ​​không gian sâu thẳm vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học. Bây giờ, các nhà thiên văn học từ Đại học Swinburne, Úc, tính đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đặc biệt để xác định nguồn gốc của chúng.

Thông thường những tín hiệu này được các nhà khoa học gọi là sóng vô tuyến nhanh (fast radio bursts - FRBs). Các FRBs đến vào những thời điểm và địa điểm ngẫu nhiên, còn các phương pháp quan sát và công nghệ hiện có của con người không tiên đoán được để phát hiện ra những tín hiệu này. Các tín hiệu có mô hình phức tạp, cơ cấu bí ẩn và mô hình các đỉnh sóng vô tuyến, được tái tạo chỉ trong một phần nghìn giây.

Các công nghệ quan sát hiện tại không thể giải thích bản chất của những hiện tượng này. Giờ đây, nhà nghiên cứu Wael Farah ở Đại học công nghệ Swinburne đã phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể đào tạo kính viễn vọng để xử lý các tín hiệu này. Khi phát hiện thấy tín hiệu, kính viễn vọng sẽ chuyển sang chế độ ghi chi tiết, để sau này có thể phân tích các hiện tượng này.

Dựa trên dữ liệu của mình, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng từ 59 đến 157 tín hiệu như vậy có thể được phát hiện hàng ngày. Các nhà khoa học đã từng sử dụng tia X, quang học và các kính viễn vọng vô tuyến khác để có thêm thông tin về chúng, nhưng chưa thành công. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của họ cho thấy một trong những tính năng cụ thể nhất của FRB là các tín hiệu tương tự không được lặp lại hai lần. Đó là lý do tại sao nghiên cứu các tín hiệu đó là nhiệm vụ rất khó khăn của các nhà khoa học và bây giờ, các nhà khoa học Úc phải cầu viện đến trí tuệ nhân tạo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng Spitzer của NASA phát hiện một thiên hà mới

Kính viễn vọng Spitzer của NASA phát hiện một thiên hà mới

Kính viễn vọng không gian Spitzer đã phát hiện thiên hà NGC 5866 đường kính khoảng 60.000 năm ánh sáng - hơn 1/2 đường kính của Dải Ngân Hà nơi con người đang sinh sống.

Đăng ngày: 12/08/2019
Sắp có mưa sao băng Perseids đẹp nhất năm

Sắp có mưa sao băng Perseids đẹp nhất năm

Có nguồn gốc từ tàn dư sao chổi Swift-Tutle, mưa sao băng Perseids diễn ra từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 24 tháng 8 hàng năm, đạt cực đại vào đêm ngày 12 rạng sáng ngày 13 tháng 8.

Đăng ngày: 10/08/2019
Tìm ra thế giới vĩ đại của những thiên hà

Tìm ra thế giới vĩ đại của những thiên hà "bóng ma"

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra cách tiếp cận những siêu thiên hà vô hình mà gã thợ săn vũ trụ Hubble của NASA cũng phải bó tay.

Đăng ngày: 09/08/2019
Dải Ngân hà từng

Dải Ngân hà từng "nuốt chửng" một thiên hà khác hàng tỷ năm về trước

Bằng cách sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Gaia, các nhà nghiên cứu đã có thể giải mã một phần câu hỏi về quá khứ Ngân hà chúng ta.

Đăng ngày: 08/08/2019
Một em bé sinh ra trên vũ trụ trông sẽ như thế nào?

Một em bé sinh ra trên vũ trụ trông sẽ như thế nào?

Trải nghiệm sinh nở trên vũ trụ hiển nhiên là rất khác, và nhiều rủi ro đến mức chưa người nào dám thử.

Đăng ngày: 08/08/2019
Tàu SpaceX căng lưới hứng gọn mảnh vỏ tên lửa rơi xuống biển

Tàu SpaceX căng lưới hứng gọn mảnh vỏ tên lửa rơi xuống biển

Ms Tree, con tàu được SpaceX cải tiến thành phương tiện chuyên dụng, thành công đỡ lấy mảnh vỏ tên lửa Falcon 9 rơi xuống Đại Tây Dương hôm nay.

Đăng ngày: 08/08/2019
Tái chế rác thải vũ trụ, tưởng không thể mà có thể!

Tái chế rác thải vũ trụ, tưởng không thể mà có thể!

Không chỉ xả rác ra môi trường thiên nhiên dưới mặt đất, chúng ta còn để lại đầy rẫy “dấu ấn của thế giới văn minh” bên ngoài vũ trụ.

Đăng ngày: 07/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News