Uống cà phê ngay trước khi ngủ trưa giúp ngủ ngon hơn?

Cà phê và giấc ngủ nghe có vẻ không phải là một cặp đôi hoàn hảo. Tuy nhiên, gần đây, khái niệm "cappuccino" lại cho thấy có thể có lợi ích khi kết hợp hai yếu tố này.

"Cappuccino" đã trở thành phương pháp phổ biến để tối ưu hóa giấc ngủ và thức dậy với nhiều năng lượng hơn bằng cách uống một đồ uống chứa caffeine, ví dụ như cà phê, trước khi nằm xuống chợp mắt.

Cà phê giúp cải thiện sự tỉnh táo và hiệu suất

Trong một tập gần đây của podcast "Nhật ký của một CEO", chuyên gia về giấc ngủ, tiến sĩ Cheri Mah tại bang California đã giới thiệu "cappuccino" như là một "công cụ hữu ích nếu bạn đang muốn có sự tăng cường nhẹ về tỉnh táo và hiệu suất".

Uống cà phê ngay trước khi ngủ trưa giúp ngủ ngon hơn?
Cà phê và giấc ngủ nghe có vẻ không phải là một cặp đôi hoàn hảo.

Theo Mah, cappuccino đòi hỏi bạn phải uống một thức uống có chứa caffeine trước khi ngủ trưa trong 20 - 30 phút. Caffeine sẽ bắt đầu có tác dụng sau 15 phút kể từ khi tiêu thụ.

"Nếu bạn có thể chìm vào giấc ngủ trong vòng 5 - 10 phút trong lúc caffeine sắp bắt đầu hoạt động, thì khi bạn thức dậy sau 20 - 30 phút… caffeine sẽ có tác dụng", cô nói.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng năng lượng từ cả caffeine và giấc ngủ ngắn "hiệu quả hơn trong việc tăng cường tỉnh táo và cải thiện hiệu suất trong vài giờ", so với việc chỉ uống caffeine hoặc chỉ ngủ trưa, Mah nói.

Nhà tâm lý học lâm sàng, tiến sĩ Kelly Baron - giám đốc phòng thí nghiệm y học giấc ngủ hành vi tại Đại học Utah - mô tả cappuccino như một "kỹ thuật tuyệt vời và đã được kiểm nghiệm khoa học".

"Uống một chút caffeine, cộng với một giấc ngủ ngắn, tốt hơn là chỉ thực hiện một trong hai", cô nói với Fox News Digital. "Khi bạn thức dậy sau giấc ngủ ngắn từ 20 - 30 phút, caffeine sẽ bắt đầu có tác dụng".

Phương pháp này đã được thử nghiệm với các hoạt động nhất định, chẳng hạn như lái xe và làm việc theo ca, Baron cho biết. "Ngủ trưa ngắn với hoặc không có caffeine là những kỹ thuật đã được chứng minh để tăng cường hiệu suất cho những người đang cảm thấy buồn ngủ", cô nói.

Cần chú ý cách pha cà phê

Mặc dù lý tưởng là mỗi đêm ngủ từ bảy đến chín giờ, điều này có thể khó khăn đối với một số người.

Chuyên gia dinh dưỡng Ilana Muhlstein tại thành phố Los Angeles cũng đồng ý rằng cappuccino có thể là một "chiến lược tuyệt vời để tăng cường tỉnh táo", nhưng cũng lưu ý rằng điều quan trọng là phải cân nhắc cách mà mọi người pha cà phê.

"Uống cà phê với nhiều đường hoặc kem có hàm lượng calo cao có thể làm giảm một số lợi ích sức khỏe tiềm năng", cô nói. "Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng và giảm năng lượng đột ngột, điều này có thể làm phản tác dụng của giấc ngủ ngắn và caffeine".

Muhlstein khuyến nghị uống cà phê đen hoặc thêm một chút sữa thường hoặc sữa thực vật, chất làm ngọt không calo như cỏ ngọt hoặc quả la hán.

"Bằng cách này, bạn sẽ nhận được lợi ích của cappuccino mà không gặp phải những tác hại từ lượng đường hoặc calo dư thừa", cô nói.

Theo Mayo Clinic, tiêu thụ tới 400 miligam caffeine hằng ngày được coi là an toàn cho hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều caffeine có thể gây ra các tác dụng phụ cho một số người. Những ai có lo ngại nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

Việc tích trữ quá nhiều loại thực phẩm trong cùng một ngăn tủ lạnh khiến cho việc làm lạnh bị cản trở dẫn đến thực phẩm nhanh bị hỏng làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm khi sử dụng.

Đăng ngày: 12/09/2024
Dấu hiệu lão hóa sớm ở não bộ nữ thanh thiếu niên trong đại dịch Covid-19

Dấu hiệu lão hóa sớm ở não bộ nữ thanh thiếu niên trong đại dịch Covid-19

Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Washington (Mỹ) và được công bố ngày 9/9, não bộ của các thiếu nữ tuổi teen đã trải qua thời kỳ đại dịch Covid-19 có những dấu hiệu

Đăng ngày: 12/09/2024
Nguyên tắc sơ cứu nạn nhân bị hội chứng vùi lấp

Nguyên tắc sơ cứu nạn nhân bị hội chứng vùi lấp

Không kéo nạn nhân ra ngay mà cần giải phóng dần phần cơ thể bị vùi lấp để hạn chế gây sốc, giữ nạn nhân tỉnh táo và bảo vệ không tiếp xúc với nước bẩn.

Đăng ngày: 12/09/2024
Top 6 loại trái cây chỉ cần nấu là biến thành

Top 6 loại trái cây chỉ cần nấu là biến thành "thuốc quý", nhân đôi dinh dưỡng, chữa nhiều bệnh tật

Có nhiều cách tận dụng trái cây để chăm sóc sức khỏe. Ngoài ăn tươi, sấy khô, làm sinh tố… bạn còn có thể nấu chín chúng.

Đăng ngày: 11/09/2024
Người Nhật có một thói quen ngủ mà các nhà khoa học khuyên thế giới nên học hỏi

Người Nhật có một thói quen ngủ mà các nhà khoa học khuyên thế giới nên học hỏi

Việc mang tất khi ngủ giúp người Nhật giữ ấm đôi chân, cải thiện chất lượng giấc ngủ, thúc đẩy tuần hoàn máu, tránh được nhiều bệnh tật, từ đó kéo dài tuổi thọ.

Đăng ngày: 10/09/2024
Anh phát triển loại robot siêu nhỏ điều trị chứng phình động mạch não

Anh phát triển loại robot siêu nhỏ điều trị chứng phình động mạch não

Đại học Edinburgh đã tạo ra nanorobot được làm từ oxit sắt, hình cầu, có kích thước bằng khoảng 1/20 tế bào hồng cầu của con người và có thể được điều khiển từ xa để di chuyển sâu vào bên trong bộ não.

Đăng ngày: 09/09/2024
Mỹ ghi nhận ca mắc cúm gia cầm không qua động vật

Mỹ ghi nhận ca mắc cúm gia cầm không qua động vật

Đài NBC News dẫn lời Trung tâm Kiểm soát - Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thông báo ghi nhận một ca mắc cúm gia cầm mới không hề tiếp xúc gia cầm hay gia súc ở bang Missouri.

Đăng ngày: 09/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News