Uống rượu trong bữa ăn làm giảm khả năng tiêu hóa

Đối với nhiều người, một ly rượu sẽ khiến họ dễ ăn hơn. Nhưng theo một nghiên cứu gần đây, uống rượu với những thức ăn nhiều chất béo khiến thức ăn ở lại dạ dày lâu hơn, và chúng ta sẽ cảm thấy no lâu hơn.


Nếu bạn lo ngại cho cái dạ dày của mình thì bạn nên thay rượu bằng các đồ uống khác như nước hay trà.

Nghiên cứu này đã đưa ra cái nhìn mới về những con đường phức tạp mà rượu tác động đến khả năng tiêu hóa và yếu tố ngon miệng trong mỗi bữa ăn. Phân tích những người ăn món nước xốt phó mát cũng có thể gây ra tranh cãi giữa những người Châu Âu về việc chọn lựa đồ uống phù hợp với các món ăn ngày thường cũng như ngày lễ.

Mark Fox - nhà nghiên cứu dạ dày-ruột tại Trung tâm các căn bệnh về tiêu hóa Nottingham ở Anh cho biết “ở Thụy Điển và các nơi khác ở Châu Âu, đang diễn ra cuộc tranh cãi gay gắt về đồ uống khi ăn nước xốt. Một nửa thì cho rằng nên uống rượu trắng do rượu trắng có thể làm tan pho mát, còn nửa khác thì cho rằng nên uống trà nóng do rượu có thể khiến bơ tan chảy. Tất cả đều là các bà nội trợ lớn tuổi”. Những người thích món nước xốt cũng tranh cãi về tâm trạng sau bữa ăn.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng uống các đồ uống có cồn trước bữa ăn làm tăng sự thèm ăn và khiến nhiều người ăn nhiều hơn.

Để tìm ra cách uống rượu trong khi ăn cũng như sau khi ăn, có lẽ chúng ta phải có 1 câu chuyện: Fox và đồng nghiệp đã sắp xếp một bữa ăn với bánh mì và nước xốt phó mát Thụy Sĩ cho 20 thanh niên đã không ăn gì trong 6 tiếng trước đó. Một nửa trong số đó được yêu cầu uống khoảng10 aoxơ rượu trắng (tương đương 28,35 gam) trong khoảng thời gian ngưng lại nhất định trong suốt bữa ăn. Nửa còn lại được yêu cầu uống trà đen với cùng 1 lượng như thế trong cùng 1 khoảng thời gian. Cả hai nhóm đều ăn khối lượng bánh mì và nước xốt như nhau. Bữa ăn chứa khoảng 780 calo, 52 gam protein, 150 miligam natri và 64 gam chất béo.

Sau 1 tiếng rưỡi, trong mỗi nhóm chọn ra 5 người ngẫu nhiên để uống một ngụm rượu sơ-náp anh đào. Số còn lại uống một ngụm nước. Trong suốt bữa ăn, các nhà khoa học đã đo một loại cacbon nặng trong hơi thở của những người tham gia để kiểm tra xem dạ dày của họ co bóp nhanh, chậm thế nào. Fox cho biết một trong những phát hiện đáng chú ý nhất là khả năng tiêu hóa bữa ăn nước xốt pho mát của dạ dày rất chậm, dù cho bạn đã uống cái gì. Thêm vào đó, Fox còn cho rằng dạ dày phải mất 6 tiếng để tiêu hóa hoàn toàn đối với nhóm uống trà và nước, và mất 9 tiếng với nhóm uống rượu và sơ-náp. Đối với những người uống rượu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định trên tạp chí BMJ rằng khả năng tiêu hóa đã chậm lại ngay từ ngụm rượu đầu tiên.

Sau khi uống sơ-náp, khả năng tiêu hóa còn chậm hơn mức ban đầu. Theo Fox, “có một thứ gì đó mà chúng ta gọi là hội chứng cheese baby, có nghĩa là bạn cảm thấy như đang có thai, như những miếng bơ to mắc ở trong dạ dày”. Uống trà thì có tác động ngược lại: có một vài bằng chứng cho thấy trà đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, lượng trà sử dụng trong nghiên cứu này quá nhỏ nên Fox cho rằng uống nước cũng sẽ cho kết quả như vậy.

Cùng ăn bữa ăn như nhau nhưng những người uống rượu có vẻ không có hứng thú dùng bữa tráng miệng hơn những người uống trà, mặc dù không có sự khác biệt giữa các nhóm trong việc họ cảm thấy không thoải mái thế nào. Fox cho rằng những người khỏe mạnh có thể uống bất kỳ đồ uống nào họ muốn và cảm thấy vui vẻ.

Đối với những người lo ngại về khả năng tiêu hóa sau bữa ăn giàu chất dinh dưỡng, mặt khác, uống rượu trong bữa ăn lúc đầu sẽ khiến dạ dày thư giãn hơn. Khi thời gian trôi qua, họ sẽ cảm thấy khó chịu hơn nếu lựa chọn trà hay nước thay thế.

Theo Thomas Abell - nhà nghiên cứu dạ dày-ruột tai Trung tâm y tế thuộc trường Đại học Mississippi ở Jackson, không thể cho rằng uống rượu trong bữa ăn có thể ảnh hưởng đến khối lượng thức ăn bạn ăn hay cân nặng của bạn. Thay vào đó, những phát hiện gần đây mang đến cho chúng ta bước tiến mới tiến gần đến hiểu biết về những tác động phức tạp giữa cách cư xử và cơ thể con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News