Vệ tinh Ecuador va chạm mảnh vỡ tên lửa Liên Xô
Vệ tinh Pegaso - vệ tinh đầu tiên do Ecuador chế tạo và vừa được đưa lên quỹ đạo tháng 4 vừa qua, đã va phải những mảnh còn lại của một chiếc tên lửa do Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1985, tuy nhiên nó đã “sống sót” sau vụ va chạm này.
Giám đốc Cơ quan không gian dân sự Ecuador (Exa), Ronnie Nader, xác nhận sự cố trên xảy ra rạng sáng ngày 23/5, đồng thời cho biết Pegaso vẫn tiếp tục phát sóng, thế nhưng dưới mặt đất không nhận được tín hiệu, vì sau sự cố trên anten của vệ tinh không hướng được về phía Trái đất.
Vệ tinh Pegaso trước khi được đưa lên quỹ đạo. (Nguồn: Wikipedia)
Ông cũng cho hay do vỏ của Pegaso được làm bằng chất liệu vững chắc và các mảnh của tên lửa rất nhỏ nên vụ va chạm không phá hủy được vệ tinh. Exa hi vọng sau 3 tháng sẽ khắc phục xong sự cố.
Một vệ tinh của Argentina cùng được phóng lên quỹ đạo với Pegaso bởi tên lửa đẩy của Trung Quốc hôm 26/4 vừa qua cũng gặp nạn tương tự.
Pegaso được phóng lên quỹ đạo từ một trung tâm vũ trụ của Trung Quốc. Từ ngày 16/5, Exa nhận được tín hiệu video do vệ tinh phát về. Cho đến nay vệ tinh đã gửi về Trái đất hình ảnh của các vùng địa lý tại một số quốc gia Nam Mỹ như Brazil, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela.
Đây là một chiếc vệ tinh siêu nhỏ, chỉ nặng 1,2kg. Vệ tinh “sinh đôi” của Pegaso có tên Krysaor sẽ được phóng lên quỹ đạo từ một trung tâm vũ trụ ở Nga vào tháng 8 tới.
Exa và một số doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư 80.000 USD để chế tạo hai vệ tinh trên. Về phần mình, chính phủ Ecuador bỏ ra 700.000 USD để trang trải chi phí phóng lên quỹ đạo, bảo hiểm, và các chi phí hậu cần khác.
Việc phóng Pegaso lên quỹ đạo đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong nỗ lực chinh phục không gian của Ecuador.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
