Vệ tinh "già" nhất của Mỹ rơi xuống Trái đất
Một trong những vệ tinh đầu tiên của Mỹ mang tên Explorer 8 phóng ngày 3/10/1960 sau nửa thế kỷ bay trên quỹ đạo đã đi vào bầu khí quyển dày đặc vào sáng 31/3.
>>> Vệ tinh Liên Xô rơi xuống trái đất
Theo thông báo của Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ, vệ tinh này rơi vào lúc 05h15 giờ quốc tế. Hãng thông tấn RiaNovosti cho biết theo các chuyên gia ngành tên lửa - vũ trụ Nga thì Explorer 8 đã đi vào lớp khí quyển dày đặc lúc 07h23 giờ quốc tế. Người ta chưa dự đoán chính xác được địa điểm rơi của vệ tinh.
Vệ tinh Explorer 8 một trong những vệ tinh đầu tiên của Mỹ.
Vệ tinh Explorer 8 là thiết bị vũ trụ thứ 8 của Mỹ chỉ nặng 40,9kg và dùng để xác định mật độ và năng lượng electron trên tầng điện ly. Chiều cao quỹ đạo của nó là từ 400 đến 1,6 nghìn km.
Vệ tinh chỉ xác định được các thiên thể nhỏ (micrometeorite). Nó hoạt động được có 54 ngày, đến 27/12/1960 thì “tịt” vì pin thuỷ ngân hết điện. Những số liệu nó thu được chỉ đủ để đánh giá lớp heli trong khí quyển mà thôi.
Ban đầu vệ tinh nằm trên quỹ đạo với điểm viễn địa (tức điểm xa Trái đất nhất) khoảng 2,2 nghìn kilomet và điểm cận địa (gần Trái đất nhất) khoảng 420km. Theo số liệu của ngày 26/3, chiều cao của điểm cận địa chỉ còn là 167,15 kilomet và điểm viễn địa là 189,19 kilomet.
Explorer 8 - cũng chưa phải là vệ tinh “già” nhất còn lại trên quỹ đạo. Cho đến nay, trên vũ trụ còn vệ tinh Mỹ là Vanguard 1, phóng vào ngày 17/3/1958. Đó mới là vệ tinh già nhất chưa rơi.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
