Vệ tinh giám sát toàn diện môi trường đầu tiên của Trung Quốc

Gaofen 5 sẽ cung cấp những dữ liệu quan trọng giúp Trung Quốc theo dõi khí tượng bảo vệ môi trường và thăm dò tài nguyên.

Trung Quốc hôm qua phóng thành công Gaofen 5 - vệ tinh viễn thám sử dụng công nghệ chụp ảnh siêu phổ có khả năng giám sát toàn diện môi trường. Vệ tinh được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 4C từ Trung tâm Phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, vào lúc 2h28 rạng sáng thứ tư theo giờ Bắc Kinh, theo Xinhua.


Trung Quốc phóng thành công vệ tinh Gaofen 5.

Gaofen 5 là vệ tinh đầu tiên do Trung Quốc phát triển có khả năng giám sát ô nhiễm không khí. Vệ tinh tự động phân tích và phản ánh tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc bằng cách theo dõi các tác nhân gây ô nhiễm, khí nhà kính và aerosol (sol khí - hệ keo của các hạt chất rắn hoặc giọt chất lỏng trong không khí).

Vệ tinh giám sát toàn diện môi trường này còn có thể phát hiện nguồn nước trong lục địa, môi trường sinh thái, đá và khoáng vật, cung cấp những dữ liệu quan trọng và có độ chính xác cao trong việc bảo vệ môi trường, theo dõi khí tượng và thăm dò tài nguyên thiên nhiên.

Gaofen 5 có khả năng thu thập dữ liệu quang phổ từ tia cực tím đến bức xạ hồng ngoại có bước sóng dài. Đây là vệ tinh viễn thám có độ phân giải quang phổ cao nhất của Trung Quốc. Nó được trang bị sáu thiết bị quan sát tiên tiến như camera siêu phổ hồng ngoại sóng ngắn và máy dò khí nhà kính. Vệ tinh có thể phân tích thành phần vật liệu thông qua công nghệ hình ảnh siêu phổ.

Gaofen 5 được phát triển bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) và dự kiến có thể hoạt động trong 8 năm. Vụ phóng hôm 9/5 là nhiệm vụ thứ 274 của dòng tên lửa đẩy Trường Chinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News