Vệ tinh lâu đời nhất của Anh dịch chuyển bí ẩn

Skynet-1A, vệ tinh Anh phóng năm 1969 và đã dừng hoạt động, gây bối rối vì không ở đúng vị trí mà trọng lực Trái đất kéo xuống.

Skynet-1A từng là một phần quan trọng trong mạng lưới viễn thông của Anh. Vệ tinh hình trụ nặng 0,5 tấn này được phóng tới miền đông châu Phi, hoạt động trên quỹ đạo địa tĩnh và hỗ trợ liên lạc quân sự. Sau khi vệ tinh ngừng hoạt động, trọng lực đáng lẽ kéo nó về phía đông, hướng về khu vực Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, các chuyên gia phát hiện vệ tinh này đang bay trên châu Mỹ ở độ cao 36.000km, Interesting Engineering hôm 13/11 đưa tin.

Vệ tinh lâu đời nhất của Anh dịch chuyển bí ẩn
Mô phỏng vệ tinh Skynet-1A phóng năm 1969. (Ảnh: BBC/Gerry Fletcher).

Vị trí hiện tại của Skynet-1A không phải là kết quả của sự trôi dạt thụ động. Theo BBC, có khả năng vệ tinh đã nhận lệnh kích hoạt động cơ đẩy vào giữa những năm 1970 để di chuyển về phía tây. Điều bí ẩn là không rõ ai đã đưa ra lệnh này và lý do là gì.

"Hiện vệ tinh nằm trong khu vực "giếng trọng lực" ở 105 độ kinh tây, di chuyển qua lại như một viên bi lăn dưới đáy bát. Không may là điều này khiến nó thường xuyên đến gần các vệ tinh khác", tiến sĩ Stuart Eves, chuyên gia tư vấn về vũ trụ, cho biết.

Dù đã tìm hiểu kỹ lưỡng, Eves không thể tìm thấy thông tin về những ngày cuối của Skynet-1A. Vệ tinh này có nguồn gốc từ Mỹ, do công ty hàng không vũ trụ Philco Ford, hiện đã đóng cửa, chế tạo. Vệ tinh cũng do tên lửa Delta của Không quân Mỹ phóng lên không gian năm 1969. Thời điểm đó, đây là một bước ngoặt cho viễn thông của Anh, cho phép liên lạc quân sự an toàn đến những nơi xa xôi như Singapore.

Ban đầu, Mỹ kiểm soát Skynet-1A, kiểm tra thử nghiệm phần mềm của Anh, sau đó chuyển giao quyền kiểm soát cho Không quân Hoàng gia Anh (RAF). Một số tài liệu chính thức cho thấy quyền kiểm soát hoạt động từng được chuyển cho Mỹ vào tháng 6/1977.

Skynet-1A đáng lẽ phải được di chuyển đến nghĩa địa quỹ đạo, nơi các vệ tinh cũ không gây nguy cơ va chạm. Tuy nhiên, hiện nó nằm trong quỹ đạo có thể va chạm với các vệ tinh đang hoạt động, nhấn mạnh sự nguy hiểm của rác vũ trụ. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ước tính, có 130 triệu mảnh rác vũ trụ kích thước 1 mm - 1 cm, hơn 1.100.000 mảnh rác kích thước 1 - 10 cm và 40.500 mảnh lớn hơn 10 cm tồn tại trong vùng không gian xung quanh Trái đất.

Bộ Quốc phòng Anh đang giám sát chặt chẽ Skynet-1A. Các nhà điều hành vệ tinh khác cũng được cảnh báo về những lần tiếp xúc gần có thể xảy ra. Tuy nhiên, Anh có thể cần xem xét việc chủ động di dời vệ tinh đến một quỹ đạo an toàn hơn để giảm nguy cơ va chạm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cặp hố đen siêu khổng lồ lần đầu tiên chia sẻ

Cặp hố đen siêu khổng lồ lần đầu tiên chia sẻ "bữa ăn"

Các nhà thiên văn học phát hiện hai hố đen siêu khổng lồ trong thiên hà 2MASX J21240027+340911 quay quanh nhau ngày càng gần hơn và cùng hút vật chất liên sao.

Đăng ngày: 18/11/2024
Trung Quốc đưa

Trung Quốc đưa "gạch Mặt trăng" lên vũ trụ

Ngày 15/11, Trung Quốc đã phóng tàu chở hàng Thiên Châu-8 để cung cấp trang thiết bị cho trạm vũ trụ Thiên Cung.

Đăng ngày: 18/11/2024
Lộ 3 “quái vật đỏ” đánh đổ quy luật tiến hóa vũ trụ

Lộ 3 “quái vật đỏ” đánh đổ quy luật tiến hóa vũ trụ

Những lý thuyết quen thuộc về vũ trụ sơ khai có thể phải viết lại vì những "quái vật đỏ" siêu kính viễn vọng của NASA vừa chụp được.

Đăng ngày: 18/11/2024
Điều không ngờ sẽ xảy ra khi

Điều không ngờ sẽ xảy ra khi "Thần Hủy diệt" tấn công Trái đất

"Thần Hủy diệt" - thứ đứng đầu danh sách những vật thể có khả năng va chạm Trái đất - có thể gặp điều bất ngờ vào năm 2029.

Đăng ngày: 15/11/2024
Lý do sao Diêm Vương không còn là một hành tinh

Lý do sao Diêm Vương không còn là một hành tinh

Năm 2006, sao Diêm Vương bị hạ cấp từ hành tinh xuống hành tinh lùn, một quyết định gây nhiều tranh cãi và vẫn là chủ đề được bàn luận sôi nổi, ngay cả giữa các nhà khoa học.

Đăng ngày: 14/11/2024
Một hành tinh rất gần Trái đất có thể đầy cá đang bơi lội?

Một hành tinh rất gần Trái đất có thể đầy cá đang bơi lội?

Một trong những tàu vũ trụ của NASA có thể đã bay ngang một hệ hành tinh - mặt trăng đầy sự sống mà không hay biết.

Đăng ngày: 14/11/2024
Phi hành gia NASA mắc kẹt ở trạm vũ trụ nói về bức ảnh

Phi hành gia NASA mắc kẹt ở trạm vũ trụ nói về bức ảnh "da bọc xương"

Phi hành gia Sunita Williams cho biết những lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe và hình ảnh sụt cân lan truyền của bà chỉ là do 'sự dịch chuyển chất lỏng'.

Đăng ngày: 14/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News