Vệ tinh quan sát Trái đất suýt đâm vào rác vũ trụ của Nga

Một vệ tinh theo dõi Trái đất quan trọng phải điều chỉnh đường bay để tránh mảnh vỡ trôi nổi trên quỹ đạo của vệ tinh Cosmos đã ngừng hoạt động.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) mô tả chi tiết cuộc đụng độ của vệ tinh Sentinel-1A trong bài đăng trên mạng xã hội Twitter hôm 18/5. Theo ESA, một thử nghiệm tên lửa của Nga vào năm 2021 đã làm vệ tinh Cosmos vỡ thành nhiều mảnh bay quanh quỹ đạo.


Vệ tinh Sentinel 1A và 1B nằm trong chương trình Copernicus của ESA. (Ảnh: ESA)

Hôm 16/5, Sentinel-1A tiến hành thao tác khẩn cấp để tránh vụ va chạm đầy rủi ro. "Theo dõi để tránh va chạm là công việc thường ngày ở phòng kiểm soát nhiệm vụ và đội ngũ của chúng tôi đã luyện tập kỹ lưỡng nhằm đối phó với sự kiện rủi ro cao", ESA cho biết. "Tuy nhiên, vụ va chạm hụt này đặc biệt ở chỗ tình huống thay đổi rất nhanh, rất khó tránh và chúng tôi được cảnh báo trước chưa đầy 24 giờ".

Sentinel-1A là vệ tinh thuộc chương trình quan sát Trái đất Copernicus của ESA. Vệ tinh này chuyên phát hiện và theo dõi các vụ tràn dầu, lập bản đồ băng trên biển, thay đổi ở mặt đất và cung cấp dữ liệu nhằm xử lý thiên tai.

Vệ tinh phải dịch chuyển để tránh mảnh rác vũ trụ có đường kính vài centimet. Lực tác động từ mảnh vỡ nhỏ như vậy đủ để phá hủy vệ tinh. ESA dịch chuyển quỹ đạo của Sentinel-1A lên cao 140 m. Dù vệ tinh Cosmos quay quanh quỹ đạo ở độ cao hơn 200 km bên dưới Sentinel-1A, năng lượng giải phóng từ vụ nổ đẩy các mảnh vỡ văng ra khắp mọi phía, giao cắt với quỹ đạo của vệ tinh ESA. Nhóm phụ trách nhiệm vụ chỉ có vài giờ để lên kế hoạch và thực hiện những thao tác.

Hiện nay, Sentinel-1A đã an toàn. Vấn đề rác vũ trụ đang trở nên ngày càng tồi tệ hơn, không chỉ gây nguy hiểm cho vệ tinh mà cả Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Trạm ISS đôi khi phải né những mảnh rác bay sượt qua. Việc phá hủy Cosmos tạo ra hơn 1.500 mảnh vỡ mới trên quỹ đạo và lần bay qua Sentinel gần đây chắc chắn không phải là cuối cùng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 24/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News