Vết thương hở kiêng ăn gì?
Ngoài việc thay đổi chế độ sinh hoạt cũng như sử dụng các loại thuốc được chỉ định, những người bị tai nạn hoặc vừa phẫu thuật cần lưu ý xem vết thương hở kiêng ăn gì.
Chế độ ăn cho người bị vết thương hở
Dinh dưỡng luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc vết thương, đặc biệt là vết thương hở. Có hàng loạt thực phẩm ngon lành có khả năng chữa lành vết thương, ngăn ngừa sẹo vào giảm nguy cơ nhiễm trùng. Vậy ngược lại, vết thương hở kiêng ăn gì?
Thực phẩm dinh dưỡng nên được bổ sung đầy đủ để vết thương nhanh lành.
Vết thương hở không nên ăn gì?
1. Thực phẩm giàu nitrat
Cơ thể sử dụng mạch máu để vận chuyển các tế bào mới và các chất dinh dưỡng cần thiết để chữa lành vết thương. Tuy nhiên, như trang tin San Francisco Chronicle đã viết, mạch máu có thể dễ dàng bi tổn thương do thực phẩm giàu nitrat. Nitrat dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, trong đó các mảng bám mỡ hình thành trong mạch máu. Chúng khiến mạch máu dễ bị vỡ, xuất hiện các rối loạn chảy máu, đột quỵ, đau tim và nhìn chung là giảm khả năng vận chuyển dinh dưỡng đến khu vực vết thương hở. Thực phẩm giàu nitrat bao gồm các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói và hầu hết các loại thịt nguội.
Các thực phẩm chứa nhiều natri tiêu biểu là:
- Ngũ cốc ăn sáng
- Bánh pudding
- Thức ăn chế biến sẵn
- Cá ngừ đóng hộp
- Rau quả đóng hộp
- Bánh mì các loại
- Gia cầm đóng gói
- Nước ép rau quả
2. Gia vị
Nhiều người băn khoăn không biết vết thương hở nên kiêng ăn gì, thì một trong những thứ cần tránh nhất là gia vị. Mặc dù chúng làm tăng hương vị của nhiều món ăn khác nhau, nhưng các loại gia vị có thể cản trở cơ thể của bạn nhanh chóng hồi phục.
Chú ý là các loại gia vị như nghệ và gừng nói chung đều có lợi, và một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí Platelets còn công bố rằng nghệ đặc biệt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đông máu.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều các loại gia vị này có thể cản trở khả năng tạo ra các cục máu đông của cơ thể - điều cần thiết để chữa lành vết thương hở đúng cách. Giảm khả năng hình thành cục máu đông do gia vị sẽ gây ra tình trạng chảy máu liên tục, dẫn đến một số biến chứng và thậm chí nhiễm trùng máu.
Một số loại gia vị ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lành vết thương bao gồm:
- Gừng
- Nghệ
- Gia vị cay như tiêu, sa tế, ...
3. Thực phẩm gây hại cho da
Có rất nhiều loại thực phẩm có hại cho làn da của bạn, nhất là trong thời kì điều trị vết thương hở. Nếu da của bạn yếu hoặc dễ bị tổn thương, nó có thể ngăn ngừa khả năng làm lành vết thương hiệu quả. Agave được coi là một sự thay thế lành mạnh cho đường, nhưng nó cũng sẽ phá vỡ collagen, ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da. Margarine cũng có thể gây hại cho da, vì nó can thiệp vào quá trình hydrat hóa tự nhiên của cơ thể.
Một số thực phẩm "nổi tiếng" gây hại cho da là:
- Đường
- Thực phẩm làm từ sữa
- Thực phẩm chế biến sẵn
- Thuỷ hải sản
Vết thương hở nên ăn gì?
Duy trì sự đa dạng
Bên cạnh những lưu ý về việc vết thương hở kiêng ăn gì, bạn cũng nên biết thêm về những thực phẩm nên ăn để vết thương nhanh lành. Chế độ ăn giúp nhanh chóng lành vết thương luôn được khuyến nghị là cần phải đa dạng và lành mạnh. Một chế độ ăn tốt phải cung cấp cho bạn đủ calo, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Bốn nhóm thực phầm cần tập trung là: trái cây và rau quả, ngũ cốc, sữa và thịt. Dưới đây là khẩu phần ăn lành mạnh mà mọi người nên áp dụng mỗi ngày:
- Trái cây và rau quả: 2 phần
- Ngũ cốc: 5 phần
- Sữa: 3 phần
- Thịt và đậu: 5 phần
- Dầu, chất béo và đường: Hạn chế
Thực phẩm giàu protein
Protein là nguồn dinh dưỡng chính giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp vết thương nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên ăn thêm các thực phẩm chứa axit, sắt, vitamin B12 để cơ thể tạo nhiều máu hơn.
- Thịt, gia cầm hoặc cá
- Đậu hũ
- Đậu
- Trứng
- Sữa
- Phô mai
- Sữa chua Hy Lạp
- Đậu nành
- Sản phẩm chứa protein đậu nành
Trứng và rau là cặp đôi bổ dưỡng nhưng lại dễ tìm, phù hợp với người đang có vết thương hở.
Thực phẩm giàu vitamin A và C
Cơ thể có khả năng tạo mô mới, giúp vết thương mau lành là do có vitamin A. Vitamin C cũng là một chiến hữu đắc lực giúp tăng sức để kháng cho cơ thể, bảo vệ vết thương hở khỏi nhiễm trùng và mưng mủ.
- Trái cây và nước ép cam quýt
- Dâu tây
- Dưa đỏ
- Cà chua
- Ớt
- Cà rốt
- Rau bina
- Bắp cải
- Súp lơ
- Rau màu xanh đậm
- Gan
Thực phẩm giàu kẽm
- Ngũ cốc
- Hải sản
- Thịt
- Trứng
- Các loại hạt
Uống nhiều nước
Cơ thể cần giữ đủ nước thì làn da mới khoẻ và tạo điều kiện cho vết thương mau lành. Nước là chất lỏng tối ưu nhất, nhưng bạn cũng có thể uống sữa, trà, cà phê hoặc nước ép để tăng thêm chất dinh dưỡng.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.
