Vì sao bảo tồn sếu đầu đỏ mất nhiều chi phí?

Thời gian bảo tồn 10 năm, việc chăm sóc, nhân giống kỳ công, phục hồi cả vùng sinh thái rộng lớn... là lý do tổng kinh phí phát triển đàn sếu hơn 185 tỷ đồng.

Mới đây Đồng Tháp thông qua đề án bảo tồn đàn sếu chuyển giao từ Thái Lan, thực hiện tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Trong tổng chi phí, khoảng 56 tỷ đồng cho nhận chuyển giao, nuôi dưỡng, sinh sản và tái thả sếu; cải tạo phục hồi sinh thái 24 tỷ đồng; xây dựng vùng nông nghiệp sinh thái 35 tỷ đồng và 51 tỷ đồng đầu tư trang thiết bị hạ tầng...

Theo kế hoạch, trong 10 năm tỉnh nhận 60 con sếu do phía Thái Lan chuyển giao và đồng ý bù đắp phí tổn 1,2 triệu USD (gần 30 tỷ đồng) để nước bạn nuôi sếu, tập huấn cán bộ, cử chuyên gia sang kiểm tra, hỗ trợ. Đề án đặt mục tiêu thả 100 sếu ra tự nhiên, tỷ lệ sống sót là 50%. Giữa tháng 12, Tràm Chim tiếp nhận cặp sếu đầu tiên từ vườn thú Nakhon Ratchasima.

Vì sao bảo tồn sếu đầu đỏ mất nhiều chi phí?
Sếu đầu đỏ đi trú tới Tràm Chim những nằm trước đây. (Ảnh: Trần Văn Hùng)

TS Trần Triết, Giám đốc Chương trình bảo tồn sếu Đông Nam Á, cố vấn đề án, cho biết Thái Lan chuyển giao cho Việt Nam sếu 6 tháng tuổi, mỗi năm 6 con. Khi về Tràm Chim chúng được chăm sóc trong 4-6 tháng để làm quen môi trường mới, trước khi thả ra tự nhiên.

"Quá trình nuôi, huấn luyện rất kỳ công. Người chăm sóc mặc trang phục như sếu mẹ, không để chúng thấy mặt, nghe tiếng tránh cho sếu quấn quýt, mất bản năng hoang dã", tiến sĩ cho biết.

Ngoài ra quy trình nhân giống, sinh sản sếu rất phức tạp. Thái Lan mất 20 năm để nghiên cứu, thử nghiệm và nhiều lần thất bại. 10 năm gần đây người Thái nhân giống, tái thả sếu thành công, chi phí trực tiếp khoảng 7 triệu USD và 3 triệu USD cho đầu tư trung tâm giáo dục môi trường. Hiện nước bạn có đàn sếu khoảng 150 con ngoài tự nhiên, mỗi năm sinh sản 15-20 sếu con.

Vì sao bảo tồn sếu đầu đỏ mất nhiều chi phí?
Nuôi và huấn luyện sếu ở Thái Lan trước khi thả chúng về tự nhiên. (Ảnh: ICF).

Theo các chuyên gia, sếu thuộc chương trình chuyển giao không có bản năng di trú theo mùa, chỉ sống xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim. Việc sếu không di trú phù hợp các yêu cầu của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế, tránh suy giảm đàn khi chúng bay đến những nơi không kiểm soát được môi trường.

Vì vậy vấn đề quan trọng, theo TS Triết, vườn phải đảm bảo môi trường thích hợp để sếu sinh sống, không chỉ trong vùng lõi vườn quốc gia mà cả những đồng lúa gần đó phải sản xuất theo hướng sinh thái. Nông dân hạn chế dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

"Bảo tồn sếu khoan nói đến tiền ít hay nhiều mà hãy tập trung đến các mục tiêu đạt được, từ việc bảo tồn loài rất nguy cấp, phục hồi hệ sinh thái Tràm Chim và đồng hành cùng quá trình phát triển nông nghiệp xanh của tỉnh Đồng Tháp", TS Triết chia sẻ.

Ông Đoàn Văn Nhanh, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Tràm Chim, cho biết sắp tới vườn sẽ triển khai đồng loạt nhiều giải pháp để phục hồi hệ sinh thái. Khu vực A1, A4, A5 - nơi sếu thường trú ngụ sẽ được hạ mực nước, đốt các lớp thực bì dày giúp cỏ năng kim (thức ăn chính của sếu) phát triển.

Vì sao bảo tồn sếu đầu đỏ mất nhiều chi phí?
Chuồng nuôi sếu trong Vườn quốc gia Tràm Chim. (Ảnh: Trần Thanh)

Tràm Chim rộng 7.500 ha, được công nhận là Ramsar thứ 4 của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ từ Campuchia bay về kiếm ăn, trú ngụ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau mới rời đi. Vào những năm 1990, vườn ghi nhận đàn sếu về rất đông, có khi cả nghìn con, song ngày càng thưa vắng, có năm chim không về.

Sếu đầu đỏ có điểm nổi bật là phần đầu, cổ trụi lông, màu đỏ, vằn trên cánh và đuôi màu xám. Con trưởng thành cao 1,5-1,8 m, sải cánh 2,2-2,5 m, nặng 8-10 kg. Sếu bốn năm tuổi sẽ bắt cặp để sinh sản và mất một năm nuôi con trước khi đẻ lứa tiếp theo.

Theo Hội Sếu quốc tế, toàn thế giới ước tính có 15.000-20.000 sếu đầu đỏ, trong đó 8.000-10.000 con phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Pakistan. Ở các nước Đông Dương (chủ yếu Việt Nam và Campuchia), từ năm 2014 ghi nhận khoảng 850 sếu đầu đỏ, song đến năm 2014 còn 234 con, hiện còn khoảng 160 con

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao Alexander Đại đế cả đời không xâm chiếm thành Rome?

Vì sao Alexander Đại đế cả đời không xâm chiếm thành Rome?

Alexander Đại đế đã chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ trù phú, giàu có như Ba Tư, Ai Cập...

Đăng ngày: 30/11/2023
Tại sao nên mang theo một tờ giấy khi đi mua gạo?

Tại sao nên mang theo một tờ giấy khi đi mua gạo?

Tại sao khi đi mua gạo nên mang theo một tờ giấy? Đây là mẹo hay giúp bạn luôn mua được loại gạo mới mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 30/11/2023
Vì sao lập đông gần 1 tháng, thời tiết vẫn nóng như mùa hè?

Vì sao lập đông gần 1 tháng, thời tiết vẫn nóng như mùa hè?

Chuyên gia lý giải nguyên nhân dù đã lập đông gần 1 tháng nhưng nhiệt độ cao nhất ở miền Bắc có những ngày chạm ngưỡng 30 độ C, cảm giác nóng như mùa hè.

Đăng ngày: 30/11/2023
Tại sao một số nhân vật nổi tiếng thế giới lại chỉ được chôn cất trong những ngôi mộ vô danh?

Tại sao một số nhân vật nổi tiếng thế giới lại chỉ được chôn cất trong những ngôi mộ vô danh?

Đáng ngạc nhiên là trong lịch sử thế giới, có những nhân vật cực kỳ nổi tiếng lại chỉ được an táng trong những ngôi mộ vô danh, vì sao như vậy?

Đăng ngày: 29/11/2023
Tại sao mã vạch khổng lồ xuất hiện trên khắp nước Mỹ?

Tại sao mã vạch khổng lồ xuất hiện trên khắp nước Mỹ?

Những biểu tượng giống mã vạch khổng lồ dập nổi trên mặt đường nhựa ở Mỹ được sử dụng vào thế kỷ 20 để hiệu chỉnh thấu kính của camera trên máy bay và vệ tinh.

Đăng ngày: 28/11/2023
Tại sao Australia đầy rẫy động vật kịch độc?

Tại sao Australia đầy rẫy động vật kịch độc?

Hệ sinh thái thích hợp và sự cố ngẫu nhiên khiến Australia trở thành vùng đất hứa cho những động vật sử dụng vũ khí sinh học là nọc độc.

Đăng ngày: 28/11/2023
Vì sao 76% người giàu có là người hướng nội?

Vì sao 76% người giàu có là người hướng nội?

Theo nghiên cứu khoa học, người hướng nội dễ thành đại sự hơn.

Đăng ngày: 26/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News