Vì sao bệnh ung thư dễ tái phát?

Các tế bào ung thư có thể ngủ đông như gấu khiến việc hóa trị không hiệu quả, tăng nguy cơ tái phát bệnh.

Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Ung thư Princess Margarnet ở Canada vừa công bố kết quả cho thấy tế bào ung thư có thể ngủ đông như gấu trúc nếu nhận thấy mối đe dọa, chẳng hạn phương pháp điều trị hóa trị. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell.

Ngủ đông là cơ chế được kích hoạt trong trường hợp sinh vật cần sinh tồn khẩn cấp. Nó cho phép nhiều động vật tạm dừng quá trình phát triển phôi cho đến khi điều kiện môi trường thuận lợi hơn.

Theo cơ chế này, các tế bào ung thư sẽ né tránh được các biện pháp như hóa trị để tồn tại lâu dài trong cơ thể. Điều đó khiến ung thư không bị tiêu diệt triệt để sau vài năm điều trị, có thể tái phát.

Tuy nhiên, điều này cũng mang lại dấu hiệu tích cực trong nghiên cứu về ung thư. Việc hiểu rõ chính xác cách ung thư trốn tránh thuốc điều trị sẽ giúp giới nghiên cứu sớm tìm ra phương pháp đánh bại chúng.


Nghiên cứu của các nhà khoa học Canada nhận thấy tế bào ung thư có thể kích hoạt trạng thái ngủ đông khi bị tấn công. (Ảnh: Discover Magazine).

Nghiên cứu tiền lâm sàng của nhóm dựa trên các tế bào ung thư đại trực tràng ở người. Theo nhóm tác giả, chúng có khả năng chuyển sang trạng thái kháng thuốc (drug-tolerant persister - DTP) hay còn gọi là trao đổi chất thấp. Điều này giải thích vì sao chúng ta thường thất bại khi điều trị ung thư và gặp tình trạng khối u tái phát.

Nhà nghiên cứu và bác sĩ phẫu thuật Catherine O'Brien, Trung tâm Ung thư Princess Margaret, cho biết: "Khối u hoạt động như một cơ quan hoàn thiện. Chúng có thể chuyển sang trạng thái phân chia chậm đến tối giản để tồn tại".

Nhóm thu thập các tế bào ung thư đại trực tràng và cho nó tiếp xúc hóa, trị liệu. Họ quan sát thấy chúng chuyển sang trạng thái ngủ đông, sử dụng ít chất dinh dưỡng để hoạt động.

Hành vi này được cho là phù hợp với tất cả tế bào ung thư. Điều này có nghĩa đây có thể là cách giúp chúng sống sót trước hóa chất.

Các nhà nghiên cứu cũng thử cấy tế bào ung thư lên các nhóm chuột khác nhau và nhận được cùng một kết quả. Sau 8 tuần, các khối u giảm đáng kể sự phát triển. Khi ngừng điều trị, khối u phát triển trở lại. Ngay cả với tế bào ung thư mới mọc lại, chúng vẫn rất nhạy cảm với hóa chất và tìm cách ngủ đông.

Cơ sở để tế bào ung thư có thể ngủ đông được là nhờ tự thực bào (autophagy). Trong đó, các tế bào tự ăn chính mình để duy trì nguồn dinh dưỡng cần thiết. Trong tự nhiên, quá trình này xảy ra để đào thải tế bào xấu, giữ lại tế bào tốt. Riêng tế bào ung thư, nó sử dụng để duy trì sự sống.

Bác sĩ ung thư Aaron Schimmer, cùng trung tâm trên, cho hay đây là điều họ chưa từng biết đến trước đó. Nghiên cứu định hướng cho giới khoa học tìm ra cách để phá vỡ cơ chế ngủ đông, không để chúng có cơ hội quay lại sau đó. Nó được cho là phương pháp điều trị ung thư trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News