Vì sao cá biển sâu chịu được môi trường áp lực cao?

Các nhà khoa học Anh tìm thấy một chất hóa học giúp cá biển sâu duy trì mạng lưới phân tử nước trong tế bào để chống lại áp lực.


Cá Pseudoliparis swirei được ghi hình dưới độ sâu khoảng 8.000m tại rãnh Mariana. (Video: UW)

Dưới rãnh Mariana, nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái đất, áp lực nước lên tới 8 tấn trên mỗi inch vuông. Bằng cách nào mà cá và nhiều loài động vật khác có thể sống sót trong môi trường chết người như vậy? Theo một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Communications Chemistry hôm 28/9, bí mật nằm ở một chất hóa học xuất hiện tự nhiên trong tế bào của chúng.

Thông thường, dưới áp suất khí quyển bình thường, các phân tử nước trong tế bào sống tạo thành một mạng lưới giống như tứ diện. Nếu mạng lưới đó thay đổi hình dạng - chẳng hạn như thông qua tác động của áp lực bên ngoài - thì các quá trình hóa sinh quan trọng sẽ không thể diễn ra trong tế bào. Khi điều này xảy ra trên quy mô toàn bộ cơ thể, nó sẽ dẫn đến cái chết cho sinh vật.

Được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Harrison Laurent và Giáo sư Lorna Dougan, các nhà khoa học tại Đại học Leeds của Anh đã phát hiện ra rằng bên trong các sinh vật sống dưới đáy biển sâu, một phân tử được gọi là TMAO (trimethylamine N-oxide) giữ cho mạng lưới phân tử nước trong tế bào không bị biến dạng. Môi trường sống của động vật càng sâu, lượng TMAO trong tế bào của chúng càng lớn.

Vì sao cá biển sâu chịu được môi trường áp lực cao?
Cá Pseudoliparis swirei dưới rãnh Mariana.

Trong một thử nghiệm tại Phòng thí nghiệm STFC Rutherford Appleton ở Oxfordshire, nhóm nghiên cứu đã bắn chùm neutron vào các mẫu nước có và không có TMAO được lưu trữ ở áp suất cao hoặc thấp. Kết quả cho thấy các liên kết hydro trong phân tử nước không có TMAO bị biến dạng dưới áp lực và mạng lưới phân tử nói chung trở nên nén chặt lại. Tuy nhiên, trong các mẫu được thêm TMAO, các liên kết hydro rất mạnh và ổn định, trong khi cấu trúc mạng được duy trì.

"TMAO cung cấp một neo cấu trúc giúp nước có thể chống lại áp suất cực lớn mà nó phải chịu. Phát hiện này rất quan trọng vì nó giúp chúng ta hiểu được các quá trình mà sinh vật đã thích nghi để tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt dưới đại dương", Laurent nhấn mạnh.

Dựa vào các kết quả thí nghiệm, nhóm nghiên cứu cũng có thể phát triển một mô hình để dự đoán mức độ TMAO cần thiết trong tế bào của sinh vật tồn tại ở độ sâu cụ thể trong đại dương.

"Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp cầu nối giữa nước dưới áp suất ở cấp độ phân tử với khả năng thích nghi tuyệt vời của sinh vật biển, những loài phát triển dưới áp suất cao ở độ sâu tối tăm của đại dương", Dougan nói thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao mực nước biển dâng nhanh hơn dọc theo bờ biển Trung Quốc?

Vì sao mực nước biển dâng nhanh hơn dọc theo bờ biển Trung Quốc?

Mực nước biển dọc theo bờ biển Trung Quốc đang tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, với một số khu vực có mức tăng gần 5mm mỗi năm, theo dữ liệu vệ tinh và máy đo thủy triều.

Đăng ngày: 30/09/2022
Vì sao con người chỉ có duy nhất 1 lần thay răng suốt cuộc đời?

Vì sao con người chỉ có duy nhất 1 lần thay răng suốt cuộc đời?

Từ nghiên cứu về thói quen thay răng của một loài chuột túi nhỏ, nhiều dữ liệu về hàm răng con người có thể đã được khám phá ra.

Đăng ngày: 29/09/2022
Vì sao nhiều phi cơ vẫn bay qua khu vực bão Noru?

Vì sao nhiều phi cơ vẫn bay qua khu vực bão Noru?

Nếu hoạt động trên vùng mây bão, máy bay không bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu.

Đăng ngày: 29/09/2022
Tại sao trước khi bão đổ bộ thường xảy ra lốc xoáy nguy hiểm trên đất liền?

Tại sao trước khi bão đổ bộ thường xảy ra lốc xoáy nguy hiểm trên đất liền?

Lốc xoáy sinh ra từ các cơn bão nhiệt đới đặc biệt nguy hiểm vì chúng có xu hướng hình thành rất nhanh, đôi khi chỉ một hoặc hai phút và di chuyển với tốc độ trung bình khoảng 40-60 km/h.

Đăng ngày: 28/09/2022
Tại sao các nhà khoa học có thể chạm vào Uranium mà không cần quần áo bảo hộ?

Tại sao các nhà khoa học có thể chạm vào Uranium mà không cần quần áo bảo hộ?

Như chúng ta đã biết, những nguyên tố phóng xạ có thể gây ra những bất thường đối với cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên Uranium được làm giàu ở cấp độ hạt nhân lại là một ngoại lệ.

Đăng ngày: 28/09/2022
Tại sao người Neanderthal lại thất bại trong cuộc chiến sinh tồn?

Tại sao người Neanderthal lại thất bại trong cuộc chiến sinh tồn?

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy biến thể nhỏ trong DNA có thể đã giúp Homo sapiens cạnh tranh với họ hàng cổ đại của chúng ta - người Neanderthal.

Đăng ngày: 28/09/2022
Vì sao Philippines hứng chịu nhiều bão?

Vì sao Philippines hứng chịu nhiều bão?

Nước biển ấm và vị trí địa lý đặc biệt tạo điều kiện cho nhiều cơn bão nhiệt đới hình thành và hướng vào Philippines.

Đăng ngày: 27/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News