Vì sao dông nhiệt trở thành nỗi ác mộng của người Hà Nội?

Chỉ có thể cảnh báo trước một thời gian rất ngắn, mưa cường độ lớn kèm sấm chớp, gió giật mạnh khiến những cơn dông nhiệt buổi chiều trở thành nỗi ám ảnh trong mùa hè của người Hà Nội.

Mưa lớn xuất hiện trong thời gian rất ngắn, vượt quá khả năng thiết kế của hệ thống thoát nước thành phố khiến ngập lụt xảy ra trên diện rộng. Mưa lớn cũng xảy ra trùng thời điểm tan tầm khiến giao thông đi lại rất khó khăn, nhiều ô tô, xe máy ngập trong biển nước.

Vì sao dông nhiệt trở thành nỗi ác mộng của người Hà Nội?
Những cơn dông nhiệt buổi chiều trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân thủ đô. (Ảnh minh họa).

Theo các chuyên gia khí tượng, những trận mưa dông như chiều qua được gọi là dông nhiệt, thường xuất hiện vào buổi chiều tối trong mùa hè, sau một ngày nắng nóng gay gắt. Ở nước ta, dông nhiệt thường xuất hiện vào mùa hè, từ tháng 4-10 hàng năm.

Dông nhiệt hình thành do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Dông nhiệt xuất hiện thời gian ngắn nhưng thường kèm các hiện tượng thời tiết cực đoan như gió giật mạnh, mưa rất lớn, sấm sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng. Vì vậy rất nguy hiểm, đặc biệt là cho những người đang ở ngoài đường thời gian này.

Điều đáng lo ngại là dông nhiệt chỉ có thể cảnh báo trước một thời gian ngắn do đây là những nhiễu động khí quyển quy mô nhỏ, hình thành nhanh.

Hiện nay, với những trang thiết bị hiện đại quan trắc và giám sát bầu trời như ảnh mây vệ tinh phân giải cao MTSAT, radar thời tiết, cơ quan khí tượng có thể phát hiện được dông nhiệt nhưng do các hiện tượng này xảy ra quá nhanh nên chỉ có thể cảnh báo cực ngắn.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay cơ quan này có thể cảnh báo mưa dông trên nội thành Hà Nội từ 30-45 phút trước khi xảy ra.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao hành khách không được xuống máy bay ngay sau khi hạ cánh?

Vì sao hành khách không được xuống máy bay ngay sau khi hạ cánh?

Với nhiều hành khách, từ lúc hạ cánh đến khi ra khỏi máy bay là thời gian chờ khó chịu nhất, đặc biệt là những người phải nối chuyến ngay.

Đăng ngày: 11/05/2021
Vì sao các công chúa Thanh triều khó sinh con và đoản mệnh?

Vì sao các công chúa Thanh triều khó sinh con và đoản mệnh?

Đằng sau sự thật bi thương khi các công chúa Thanh triều khó sinh con và đoản mệnh là những nguyên nhân mà ai biết.

Đăng ngày: 10/05/2021
Tại sao vaccine gây phản ứng phụ?

Tại sao vaccine gây phản ứng phụ?

Vaccine được tạo thành từ đoạn ADN, đoạn gene hoặc virus bất hoạt... có thể gây phản ứng nhẹ hoặc những phản ứng phản vệ nặng, nguy hiểm tính mạng.

Đăng ngày: 10/05/2021
Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?

Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?

Mỗi hành động trong văn hóa tang lễ đều mang ý nghĩa sâu xa mà kể cả người thực hiện cũng chưa chắc hiểu hết.

Đăng ngày: 09/05/2021
Vì sao Trái đất lại có gió?

Vì sao Trái đất lại có gió?

Dù là một cơn gió nhẹ hay một cơn bão mạnh, tất cả đều do mặt trời. Nhưng làm thế nào mà cơn gió thổi trên đường phố lại có thể bị điều khiển bởi một thứ ở quá xa như vậy?

Đăng ngày: 08/05/2021
Vì sao tàu hỏa ở Ấn Độ thường đông nghẹt người?

Vì sao tàu hỏa ở Ấn Độ thường đông nghẹt người?

Hình ảnh hành khách ngồi trên nóc tàu hỏa, bám đầy ngoài thành tàu đã trở nên quen thuộc ở Ấn Độ. Vì sao tàu hỏa ở Ấn Độ thường chật cứng hành khách?

Đăng ngày: 07/05/2021
Tại sao các loại hạt và ngũ cốc dù bảo quản tốt vẫn bị hỏng?

Tại sao các loại hạt và ngũ cốc dù bảo quản tốt vẫn bị hỏng?

Ngay cả khi được bảo quản theo đúng chỉ dẫn, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, hạt mắc ca hoặc gạo vẫn có thể bị hỏng.

Đăng ngày: 06/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News