Vì sao hành khách không được xuống máy bay ngay sau khi hạ cánh?
Với nhiều hành khách, từ lúc hạ cánh đến khi ra khỏi máy bay là thời gian chờ khó chịu nhất, đặc biệt là những người phải nối chuyến ngay.
Khi máy bay tiếp đất, tiếp viên sẽ thông báo thời gian tại điểm đến, nhiệt độ ngoài trời và yêu cầu hành khách thắt dây an toàn cho đến khi đèn tín hiệu tắt. Mất thêm một lát để máy bay lăn bánh đến cửa sân bay, lúc này cơ trưởng sẽ tắt động cơ và đèn chống va chạm nhấp nháy màu đỏ bên ngoài, ra hiệu nhân viên mặt đất có thể an toàn tiếp cận.
Còn bên trong cabin, hàng loạt hành khách có thể đã đứng lên vươn vai và lấy hành lý ra khỏi ngăn chứa đồ trên cao. Bất cứ ai thu dọn xong và đứng chờ ở lối đi đều biết đây là thời điểm đáng lẽ họ được rời khỏi máy bay ngay lập tức.
Ngay sau khi hạ cánh, nhiều hành khách lập tức đứng dậy xếp hàng và lấy đồ. Tuy nhiên, phải mất một khoảng thời gian để máy bay mở cửa cho hành khách xuống máy bay. (Ảnh: Karry On).
Tuy nhiên, quá trình đưa hành khách xuống máy bay chỉ bắt đầu sau khi động cơ được tắt hoàn toàn. Trước hết, máy bay được kiểm tra để phát hiện xem có bất kỳ hư hỏng nào bên ngoài hay không, sau đó cầu phản lực được đưa đến và căn chỉnh sao cho khớp với cửa ra máy bay. Một khi cầu phản lực vào đúng vị trí, cửa máy bay mở, nhân viên mặt đất trao đổi những thông tin cần thiết với phi hành đoàn. Chỉ khi mọi thứ ổn định, hành khách mới được phép rời máy bay.
Trong nhiều trường hợp, quá trình này có thể kéo dài hơn. Đội nhân viên mặt đất thể mất vài lần để căn chỉnh cầu phản lực khớp với cửa ra máy bay. Khi nhiều máy bay hạ cánh cùng thời điểm, họ cũng không thể giải quyết tất cả cùng lúc. Đôi khi, lỗi có thể xuất phát từ nhân viên trực trong liên lạc, dẫn đến chậm trễ cả quá trình.
Dù sao, hành khách có hành lý ký gửi cũng không cần vội vã ra khỏi máy bay ngay, bởi ngay cả khi vào sân bay sớm, họ vẫn mất thêm thời gian chờ đợi tại đảo hành lý.

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?
Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?
Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?
Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Tại sao người này bị muỗi cắn nhiều hơn người kia?
Rất nhiều người đã phàn nàn cùng ngồi trong đám đông nhưng họ thường xuyên bị muỗi đốt trong khi những người khác thậm chí chẳng biết có muỗi vo ve bên cạnh.

Vì sao nhà khoa học thường dùng chuột làm thí nghiệm?
Chuột bạch được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học, nhưng trên thực tế đây là một sự lựa chọn ngẫu nhiên hay có yếu tố nào gì đặc biệt ở chúng?

Vì sao con người sợ bóng tối?
Bạn có thói quen khi đi ngủ phải để đèn sáng không? Hay thường xuyên bị mất ngủ do bị ám ảnh, sợ hãi bởi bóng đêm?
