Vì sao hoàng đế Trung Hoa luôn phát cuồng vì tiên đan?

Dưới thời phong kiến, nhiều hoàng đế Trung Quốc "phát cuồng" tiên đan khi bỏ ra nhiều của cải cho các đạo sĩ bào chế thuốc. Tương truyền, tiên đan có tác dụng trường sinh bất lão, tăng cường khả năng "chăn gối" nên nhiều ông hoàng tin dùng.

Lịch sử ghi nhận nhiều hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến "điên cuồng" tìm kiếm tiên đan. Sở dĩ vua chúa bị ám ảnh bởi tiên đan là vì nó được cho là giúp con người trường sinh bất lão.


Vua chúa bị ám ảnh bởi tiên đan là vì nó được cho là giúp con người trường sinh bất lão.

Nếu có thể sống thọ ngang với trời đất thì hoàng đế sẽ duy trì được quyền lực của mình và tận hưởng cuộc sống xa hoa dành cho bậc đế vương. Không những vậy, tiên đan còn được mô tả giúp người dùng có sức khỏe cường tráng cũng như tăng cường khả năng "chăn gối".

Chính vì vậy, nhiều hoàng đế trong lịch sử phong kiến ở Trung Quốc như Tần Thủy Hoàng bỏ nhiều tâm huyết và tiền bạc để có được tiên đan. 

Xuất phát từ điều này, nhiều đạo sĩ nổi danh thiên hạ được hoàng đế triệu vào cung để bào chế tiên đan. Tương truyền, tiên đan được bào chế từ những loại dược liệu quý hiếm chỉ có vua chúa mới có khả năng có được.

Mỗi lần luyện đan thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 1 cho đến vài tháng. Thế nhưng, lịch sử ghi nhận không có hoàng đế nào có thể đạt được sự trường sinh bất lão dù dùng nhiều tiên đan.

Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu một số tài liệu, văn bản cổ xưa cho thấy phương thuốc bào chế tiên đan của vua chúa thời xưa vô cùng nguy hiểm.

Nguyên do là bởi trong số các thành phần bào chế tiên đan có chì, thủy ngân hoặc asen. Những chất này vô cùng nguy hiểm đối với con người nếu như sử dụng trong thời gian dài. Thậm chí, người dùng có thể chết sớm hơn vì tự đầu độc bản thân thay vì sống trường sinh bất lão.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?

Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?

Chúng ta thường biết có 3 trạng thái của vật chất gồm rắn, lỏng và khí, các nguyên tử trong chất rắn dày đặc hơn chất lỏng và các nguyên tử trong chất lỏng lại dày đặc hơn chất khí.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?

Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?

Bạn đã bao giờ nhảy lên bàn cân ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và nhận thấy mình nhẹ hơn đêm ngay trước đó?

Đăng ngày: 09/05/2025
Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)

Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu

Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News