Vì sao không biết tiếng người nhưng thú cưng vẫn nhận ra chủ nhân?

Khi chúng ta gọi tên chú chó cưng của mình, nó thường chạy đến vẫy đuôi, mừng rỡ. Điều đó khiến nhiều người lầm tưởng chó có thể nhận thức được tên của chúng.

Thực tế, vật nuôi không thể hiểu ngôn ngữ của con người! Vậy tại sao chúng biết khi chủ nhân gọi tên để mừng rỡ hay có thể phát hiện chúng ta ở khoảng cách rất xa dù chưa xuất hiện trước mặt nó.

Chó nhận biết bằng sự lặp lại tên chúng và ngửi mùi

Loài chó biết tên của chính nó vì chúng ta bắt đầu gọi chúng bằng những cái tên khi chúng còn nhỏ hay mỗi lần cho chúng ăn, dẫn chúng đi dạo.


 Không chỉ nhận biết chúng ta khi được gọi tên, chó còn có thể ngửi mùi để nhận biết chủ nhân từ xa.

Chính sự lặp đi lặp lại này dần dần khiến chúng hình thành một lý luận suy diễn và sẽ liên tưởng đến âm thanh đó trong đầu với mong muốn được chủ của mình chú ý đến.

Đây là một trong những khía cạnh quan trọng trong việc huấn luyện chó và đó cũng là lý do tại sao việc huấn luyện phải bắt đầu từ khi chúng còn nhỏ. Một con chó phản ứng khi được gọi tên của chính nó là nền tảng của bất kỳ khóa huấn luyện ban đầu nào.

Nhiều người thắc mắc về những chú chó hoang dã, tại sao anh em của chúng có thể nhận ra nhau.

Một vài nghiên cứu cho thấy, loài chó hoang có xu hướng tập trung nhiều hơn vào tiếng rú hàng đêm hay mùi được phát hiện bởi chiếc mũi mạnh mẽ của chúng và ngôn ngữ cơ thể. Con chó của bạn vẫn có thể giao tiếp tốt với những con chó khác theo những cách này.

Ngoài ra, chó còn là chuyên gia trong việc nhận biết con người. Một con chó được huấn luyện tốt có thể phát hiện và đi theo bất kỳ người nào ở khoảng cách hàng km, đặc biệt nó có thể phân biệt người lạ với chủ nhân của nó nhờ chiếc mũi nhạy bén của mình.

Chúng cũng có đôi mắt rất tốt, đã phát triển khả năng giải mã hành vi và biểu hiện của con người trong quá trình tiếp xúc. Một nghiên cứu được thực hiện bởi nhà khoa học động vật Paolo Mongillo tại Đại học Padua, Ý vào năm 2010 cho thấy, chó có thể nhận ra chủ của chúng trong đám đông bằng cách xác định khuôn mặt của anh ta.

Theo nghiên cứu, khi những chú chó quan sát một nhóm người đến và đi vào một căn phòng, chúng chỉ chú ý đến chủ của mình hơn là những người khác.

Mèo nhận ra giọng nói chủ nhân

Nếu bạn đã từng thắc mắc, mèo có nhận ra chủ nhân không? Câu trả lời là: Có. 

Các chuyên gia hành vi động vật và chủ nhân trong quá trình quan sát đều phát hiện mèo học rất nhanh thói quen của những người sống cùng trong môi trường với chúng.


 Mèo nhận ra chúng ta qua giọng nói của chủ nhân. (Ảnh: Wanimo).

Chúng nhận biết được ai cho chúng ăn mỗi ngày, đặc biệt mèo rất giỏi trong việc nhận biết âm thanh được phát ra từ chủ nhân.

Theo các nhà khoa học, trái ngược với loài chó, khuôn mặt con người không quá quan trọng đối với mèo, chúng không có khả năng giải mã cử chỉ và biểu hiện của con người.

Mèo không phân biệt chúng ta bằng thị giác, khuôn mặt chúng ta có thể giống nhau đối với mèo. Thay vào đó, mèo có thể nhận ra giọng nói của chủ nhân trong số những người lạ.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Tokyo, Nhật Bản cho thấy, những con mèo đã phớt lờ giọng nói của những người khác, bởi vì chúng đủ thông minh để biết đâu là tiếng mà chủ nhân gọi mình để cho ăn, tắm rửa.

Cả chó và mèo đều có thể nhận ra sự yêu thương từ chủ nhân khi chủ nhủ nhân vuốt ve, cho chúng ăn mỗi ngày.

Bên cạnh đó, tất cả các loài động vật có vú, bao gồm cả chó, mèo, đều có bảy hệ thống cảm xúc cơ bản cho phép chúng phản ứng với thông tin truyền đến não thông qua các giác quan.

Chúng bao gồm hệ thống tìm kiếm để phát hiện thức ăn, hệ thống sợ hãi nhằm ứng phó với nguy hiểm, hay hệ thống chăm sóc để nuôi dạy con cái và hình thành các mối quan hệ xã hội thiết yếu khác.

Cả mèo và chó cũng có thể cảm nhận được cảm xúc, chẳng hạn như vui, buồn, tức giận và sợ hãi giống như con người. Đó cũng là lý do vì sao nhiều lúc thú cưng của bạn tỏ ra giận dỗi, phớt lờ chủ nhân.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

Đến Hà Nội mà chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền coi như chưa biết Hà Nội. Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội mặc định từ bao năm nay.

Đăng ngày: 11/05/2025
Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?

Với độc tố trong người và kỹ năng phồng mình thành một quả cầu gai, cá nóc có thể dọa được rất nhiều kẻ thù của mình.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Vào năm 1996, chú cừu Dolly gây xôn xao khắp thế giới sau khi trở thành động vật có vú đầu tiên được nhân bản thành công từ tế bào trưởng thành.

Đăng ngày: 05/05/2025
Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết vì họ tin rằng đó là cách để người chết tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Mỗi khi cầm thực phẩm lên, nếu xem thấy nhãn hàng hết hạn sử dụng, hầu hết chị em thường bỏ đi bởi sợ không an toàn cho sức khỏe.

Đăng ngày: 04/05/2025
Vì sao máu màu đỏ, nhưng tĩnh mạch có màu xanh?

Vì sao máu màu đỏ, nhưng tĩnh mạch có màu xanh?

Nhiều người cho rằng máu giàu oxy có màu đỏ, máu nghèo oxy màu xanh lam, nên tĩnh mạch thường có màu xanh tím. Tuy nhiên quan niệm này liệu có đúng?

Đăng ngày: 02/05/2025
Tại sao các hành tinh lại bị treo lơ lửng trong vũ trụ?

Tại sao các hành tinh lại bị treo lơ lửng trong vũ trụ?

Có lẽ nhiều người khi còn trẻ đã nhìn lên bầu trời và nhìn thấy những ngôi sao sáng lấp lánh, họ nghĩ: Liệu một ngày nào đó họ có rơi xuống không? Điều gì sẽ xảy ra nếu nó rơi và chạm vào Trái đất?

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News