Vì sao loài chim vẫn tồn tại khi thiên thạch xóa sổ khủng long?
Khoảng 66 triệu năm trước, một thiên thạch đã va chạm với Trái đất và dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long phi điểu. Va chạm này tạo ra một loạt các sự kiện kinh hoàng: chấn động, cháy rừng, mưa axit, sóng thần, núi lửa phun trào - giết chết khoảng 80% tất cả các loài động vật. Tuy nhiên, một số loài khủng long đã sống sót: những con chim.
66 triệu năm trước, thiên thạch rơi xuống Trái đất giết chết khoảng 80% tất cả các loài động vật, trong đó có khủng long.
Dù vậy, không phải loài chim nào cũng sống sót, một số loài đã bị diệt vong. Hộp sọ chim cổ đại được bảo quản tốt đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về cách các loài chim sống sót sau vụ va chạm.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những loài chim sống sót là loài có vùng đại não (cerebrum) lớn hơn. Dù vậy, vẫn chưa rõ tại sao vùng này lại giúp loài chim sống sót vì nó chịu trách nhiệm cho rất nhiều quá trình. “Những con chim có đại não lớn hơn có thể thay đổi hành vi của chúng đủ nhanh để theo kịp thay đổi môi trường”, Chris Torres, một nhà nghiên cứu Y học xương khớp Đại học Ohio, cho biết.
Hóa thạch của Ichthyornis.
Xương chim rất dễ hư hỏng và ít khi được hóa thạch trong tình trạng tốt, do đó, các nhà khoa học hiếm khi có cơ hội quan sát tốt vỏ đại não của chim cổ đại. Nhưng vài năm trước, các nhà nghiên cứu đã tìm được hóa thạch được bảo quản tốt của Ichthyornis, một loài chim cổ đại có răng sống trong kỷ Phấn trắng, trong một khối đá có niên đại 87 đến 82 triệu năm trước ở Kansas.
Hóa thạch này có hộp sọ gần như hoàn chỉnh, được bảo tồn hầu hết các xương tạo nên hộp sọ.
Torres và các đồng nghiệp đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) để tái tạo lại cấu trúc bộ xương và não bộ của Ichthyornis bằng kỹ thuật số. Phân tích về hình dạng cho thấy những loài chim cổ đại như Ichthyornis có bộ não "cổ lỗ sĩ"; não của nó giống não của khủng long hơn là não các loài chim sống hiện nay.
Não của Ichthyornis giống não khủng long hơn là não các loài chim sống hiện nay.
Theo Torres, những loài chim còn sống có phần đại não to hơn hẳn so với phần não còn lại. Đại não của chim ngày nay to hơn so với đại não của chim cổ đại và khủng long sinh sống ngay trước cuộc tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Phấn trắng. Do Ichthyornis, một họ hàng gần với chim ngày nay, vẫn không có đại não lớn như chim ngày nay, các nhà khoa học suy luận rằng những bộ não lớn đó đã tiến hóa từ tổ tiên của các loài chim còn sống.
Họ nhận định rằng phần đại não lớn đã giúp tổ tiên những loài chim ngày nay sống sót sau thảm họa, điều này giúp giải thích tại sao chỉ một số loài chim là tồn tại, chứ không phải bất cứ loài khủng long nào khác.

Tại sao có loại nấm độc, có loại không?
Theo các nhà nghiên cứu, một số loại nấm sản sinh chất độc để khỏi bị ăn thịt, để có thể sinh sôi.

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?
Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay
Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và làm từ những vật liệu siêu bền, nhưng máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.

Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?
Mỗi hành động trong văn hóa tang lễ đều mang ý nghĩa sâu xa mà kể cả người thực hiện cũng chưa chắc hiểu hết.

Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?
Bạn đã bao giờ lấy đá từ trong tủ lạnh ra để uống café hay nước ngọt nhưng chưa kịp cho vào ly thì ngay lập tức phát hiện ra nó đã dính chặt vào tay?

Vì sao con thiêu thân thích "đâm đầu" vào ánh sáng?
Dù là ánh sáng của lửa, của bóng đèn hay từ ti vi, điện thoại, những con thiêu thân cũng không ngần ngại mà lao thẳng vào.
