Vì sao loài siêu nhân não to hơn chúng ta bị Trái đất loại bỏ?

Một loài siêu nhân có bộ não to hơn cả con người hiện đại từng lang thang trên nhiều lục địa, xây dựng những xã hội riêng với những tiến bộ đáng kinh ngạc về chế tác công cụ, trang sức, dệt sợi... rồi biến mất đầy bí ẩn 30.000 năm trước.

Theo Sci-News, các nhà nghiên cứu từ Viện Di truyền và sinh học tế bào phân từ Max Planck - Đức đã phân tích tác động của một sự thay đổi axit amin đơn lẻ trong gene gọi là TKTL1 đối với việc sản xuất ra các mô đệm hướng tâm cơ bản, cấu trúc tạo nên phần lớn vỏ não, từ đó giải thích được một trong những bí ẩn gây tò mò nhất lịch sử nhân loại.

300.000 năm trước, Homo sapiens, còn gọi là Người Tinh Khôn hay Người Hiện Đại, chính là chúng ta, đã ra đời không hề đơn độc.


Tượng sáp một người anh em "siêu nhân" Neanderthals đã tuyệt chủng - (Ảnh: BẢO TÀNG NEANDERTHALS)

Thời điểm đó, Trái Đất có ít nhất 8-9 loài người từng cư ngụ. Nhưng hầu hết các loài dần tuyệt chủng. Một trong những bạn đồng hành cuối cùng còn sống sót với chúng ta là người Neanderthals.

Người Neanderthals có bộ não kích thước tương đương, thậm chí là lớn hơn chúng ta, cùng nhiều tiến bộ vượt bậc về công nghệ được hé lộ qua các di chỉ khảo cổ, cùng một thể chất vượt trội.

Vì một lý do bí ẩn nào đó, họ dường như không chịu được những thay đổi khắc nghiệt lẫn địa cầu và cả của tổ tiên chúng ta, nên tuyệt chủng khoảng 30.000 năm trước.

Nhưng bộ não lớn, điều gì đủ sức mạnh khiến Neanderthals phải thua Homo sapiens?

TKTL1 mà các nhà khoa học Max Planck nhắm vào chính là điểm mấu chốt. So sánh trình tự bộ gene của người hiện đại với các loài người khác, bao gồm người Neanderthals, họ đã phát hiện ra một sự thay thế axit amin duy nhất được mã hóa trong gene TKTL1 của người hiện đại.

Biến thể TKTL1 của chúng ta khác hẳn các loài khác, bao gồm loài anh em "siêu nhân", khiến chúng ta tạo ra nhiều tế bào thần kinh đệm hướng tâm cơ bản cũng như các loại tế bào thần kinh khác hơn, từ đó là một vỏ não lớn hơn, đặc biệt ở phía thùy trán.

Điều này đặc biệt liên quan đến khả năng nhận thức vượt trội - chiếc chìa khóa vàng giúp Người Tinh Khôn vượt qua tốc hơn các điều kiện sống thay đổi cũng như trong cuộc cạnh tranh với đồng loại, khiến chúng ta trở thành đại diện duy nhất của chi Người chưa bị địa cầu loại bỏ.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Science.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo phát hiện một protein giúp gấu nước sống sót qua nhiều năm trong môi trường không có nước.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao trường học hay trồng phượng?

Vì sao trường học hay trồng phượng?

Phượng vĩ được trồng khắp nơi, nhưng vì sao loài hoa đỏ rung rinh trong nắng hè lại gắn liền với tuổi học trò?

Đăng ngày: 17/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News