Vì sao người nước ngoài tới Tây Tạng du lịch nườm nượp nhưng ít ai dám ở lại quá lâu?

Có một lý do đặc biệt khiến du khách nào cũng chỉ ở lại Tây Tạng một thời gian ngắn.

Khu tự trị Tây Tạng là đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc, nằm phía Tây giáp với Ấn Độ, Myanmar, Bhutan. Đây là khu vực cao nguyên cao nhất trên thế giới, cũng là một địa điểm du lịch được ví như mảnh đất thần tiên mà bao người mơ ước cả đời.

Người ta nói rằng, không đến Tây Tạng sẽ không thể cảm nhận hết sự quyến rũ của nó. Với hàng trăm địa danh đứng top thế giới, nơi đây được mệnh danh là "nơi phải đến ít nhất một lần trong đời". Song khách du lịch tới Tây Tạng thường cho rằng, nơi đây dù đẹp đến mấy cũng không phù hợp để định cư lâu dài.

Vì sao người nước ngoài tới Tây Tạng du lịch nườm nượp nhưng ít ai dám ở lại quá lâu?
Khách du lịch yêu thích Tây Tạng bởi cảnh sắc thiên nhiên độc đáo, hiếm có, nhưng không ai muốn sống ở đây lâu.

Vì sao khách du lịch tới đây dù yêu thích đến mấy cũng không muốn ở lại lâu? Câu trả lời có trong một bài viết của một du khách nước ngoài chia sẻ trên chuyên trang 360doc. Bài đăng đã nhận được sự chú ý và sự đồng tình của rất nhiều người từng sống hoặc đến du lịch tại Tây Tạng.

Cuộc sống nơi đây rất thanh bình, thiên nhiên ưu ái những kỳ quan song du khách nước ngoài đến Tây Tạng vẫn không thể ở lại lâu vì có một điều họ không chịu đựng được, chính là bầu không khí.

Cảm nhận của vị khách du lịch chia sẻ có thể tóm gọn là: "Thiếu oxy nặng, tia cực tím rất gắt và thời tiết quá hanh khô vào mùa đông. Tôi vẫn thường xuyên gặp phải tình trạng say oxy mỗi khi trở về đất liền. Lần đầu đến Lhasa tôi đã cảm thấy rất lạ, không khí quá loãng khiến tôi mệt mỏi.

Sau một thời gian dài công tác tại đây, do tình trạng thiếu oxy kéo dài dẫn đến suy nhược cơ thể, suy giảm các chức năng thể chất và suy giảm trí nhớ, tôi cảm thấy tư duy của mình cũng trì trệ và kém đi rất nhiều. Vì vậy, đây sẽ là mảnh đất kỳ diệu mà bạn nên tới du lịch ít nhất một lần trong đời nhưng sẽ không nên định cư lâu dài nếu bạn có sức khỏe không tốt".

Đúng như chia sẻ của vị khách du lịch này. Trên thực tế, các nhà khoa học cũng đưa ra khuyến cáo rằng các du khách cần có sức khoẻ thật tốt trước khi đến Tây Tạng.

Do địa hình hiểm trở và khí hậu cao nguyên vô cùng đặc thù nên sẽ khiến ta trong thoáng chốc không thể thích ngay. Minh chứng là các đoàn dịch vụ du lịch ở Tây Tạng sẽ yêu cầu du khách phải điền phiếu kê khai sức khỏe, nếu không đạt sẽ không thể nhập cảnh khám phá Tây Tạng. Điều này giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách đến đây!

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao chiến binh thời Đồ Sắt bẻ cong vũ khí của kẻ thù?

Vì sao chiến binh thời Đồ Sắt bẻ cong vũ khí của kẻ thù?

Theo các nhà khảo cổ, hơn 150 cổ vật bao gồm nhiều vũ khí bị bẻ cong ở miền Tây nước Đức. Các chuyên gia cho hay các chiến binh thời Đồ Sắt đã bẻ cong vũ khí của kẻ thù.

Đăng ngày: 23/04/2021
Vì sao người châu Á lại ăn bằng đũa?

Vì sao người châu Á lại ăn bằng đũa?

Loại dụng cụ này phổ biến trên bàn ăn của người Trung Quốc vào khoảng năm 400 Công nguyên, nhưng nó đã hiện diện tại quốc gia này từ khá lâu trước đó - khoảng năm 1.200 Trước Công nguyên.

Đăng ngày: 23/04/2021
Vì sao có những người cực kỳ sợ độ cao?

Vì sao có những người cực kỳ sợ độ cao?

Không ít người ít nhiều đã từng cảm thấy tim đập loạn nhịp khi nhìn xuống từ những nơi rất cao.

Đăng ngày: 23/04/2021
Tại sao nam giới đổ mồ hôi nhiều hơn phụ nữ?

Tại sao nam giới đổ mồ hôi nhiều hơn phụ nữ?

Cùng điều kiện vận động và chất lỏng được đưa vào cơ thể tương đương, nữ giới tiết ra lượng mồ hôi chỉ bằng một nửa so với đàn ông.

Đăng ngày: 22/04/2021
Tại sao bạn lại muốn tiểu tiện khi nghe thấy tiếng nước chảy?

Tại sao bạn lại muốn tiểu tiện khi nghe thấy tiếng nước chảy?

Muốn tiểu tiện khi nghe thấy tiếng nước chảy là một loại phản xạ có điều kiện cổ điển.

Đăng ngày: 20/04/2021
Vì sao rất khó để diệt gián?

Vì sao rất khó để diệt gián?

Gián là sinh vật có thể tận dụng tối đa các tình huống khó khăn để tồn tại. Có thể bạn không biết được rằng chúng đã tiến hóa để gần như không thể bị tiêu diệt.

Đăng ngày: 20/04/2021
Tại sao các cổng thành đều mở vào bên trong mà không mở ra ngoài?

Tại sao các cổng thành đều mở vào bên trong mà không mở ra ngoài?

Khi xem phim cổ trang Trung Quốc, đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao tất cả cổng thành đều mở hướng vào bên trong?

Đăng ngày: 18/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News