Vì sao nhiều bệnh nhân tử vong sau khi khỏi Covid-19?

Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, gần 35% bệnh nhân khỏi Covid-19 phải điều trị sức khỏe lâu dài. Trong số đó, nhiều người tử vong vì các biến chứng của bệnh.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Leicester và Văn phòng Thống kê Quốc gia tại Anh vừa công bố phát hiện cho thấy nhiều bệnh nhân tử vong sau khi khỏi Covid-19. Giáo sư Kamlesh Khunti, Đại học Leicester, tác giả chính của nghiên cứu, cảnh báo chúng ta cần chuẩn bị cho những ảnh hưởng lâu dài của Covid-19.

Đồng thời, ông bày tỏ sự khó hiểu về tình trạng này. Bởi ngay cả những bệnh nhân được điều trị bằng các liệu pháp bảo vệ như aspirin và statin vẫn khó cải thiện tình hình sức khỏe. “Dường như họ đã khỏi bệnh nhưng vẫn phải sống chung với nó, buộc phải quay trở lại bệnh viện và khó tránh khỏi cái chết”, chuyên gia này chia sẻ.

Vì sao nhiều bệnh nhân tử vong sau khi khỏi Covid-19?
Một bệnh nhân đang điều trị hồi phục sau khi mắc Covid-19 tại Surrey, Anh. (Ảnh: NY Times).

Nghiên cứu này được Giáo sư Khunti mô tả là lớn nhất từng thực hiện trên những bệnh nhân khỏi Covid-19 tại Anh. Đặc biệt, điều khiến giáo sư Khunti băn khoăn đó là các bệnh nhân Covid-19 thường mắc tiểu đường sau khi khỏi bệnh.

“Chúng tôi đặt giả thuyết có thể SARS-CoV-2 đã phá hủy các tế bào beta tạo insulin và khiến các bệnh nhân mắc tiểu đường type I. Trường hợp khác là nó gây kháng insulin và dẫn đến tiểu đường type II. Những chẩn đoán mới này rất đáng ngờ”, ông nhận định.

Theo Telegraph, nghiên cứu được thực hiện trên 47.780 trường hợp mắc Covid-19 tại Anh và đã xuất viện. Sau 140 ngày khỏi bệnh, 29,4% trường hợp phải tái khám, nhập viện vì các tình trạng liên quan. Đặc biệt, 12,3% bệnh nhân tử vong do các biến chứng. Tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 65.

Theo số liệu gần đây do Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cung cấp, 1/5 bệnh nhân tại Anh vẫn có triệu chứng của Covid-19 sau 5 tuần. 50% trong số đó gặp phải di chứng của bệnh trong 12 tuần tiếp theo.

Nhiều người chịu ảnh hưởng lâu dài của SARS-CoV-2 và gặp phải các vấn đề về tim, tiểu đường, bệnh mạn tính ở gan, thận. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguy cơ càng cao hơn ở nhóm người dưới 70 tuổi và dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, tiến sĩ Charlotte Summers, giảng viên Đại học Cambridge, Anh, lưu ý một số người trẻ cũng gặp phải biến chứng nguy hiểm khi mắc Covid-19. Tín hiệu này cảnh báo chúng ta có nhiều vấn đề phải đương đầu khi đối phó với đại dịch này.

Trước đó, nghiên cứu quy mô lớn tại Trung Quốc cho thấy 76% bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Jin Yin-tan, Vũ Hán, đều gặp phải những vấn đề lâu dài về sức khỏe sau 6 tháng. Đặc biệt, gần 35% bệnh nhân có dấu hiệu suy thận, tồn ứ chất thải trong cơ thể và tăng nguy cơ rối loạn chức năng sinh dục.

Ngoài việc gây ra các triệu chứng như tích tụ chất thải trong máu, phù nề mặt, ảnh hưởng chức năng thận còn tác động xấu tới đời sống tình dục của người bệnh. Giáo sư thận học của Viện Nghiên cứu Mario Negri Institute for Pharmacological Research, Italy, đánh giá đây là phát hiện bất ngờ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao chúng ta nên ngồi xổm nhiều hơn?

Vì sao chúng ta nên ngồi xổm nhiều hơn?

Động tác ngồi xổm thực sự có thể giúp cải thiện sức khỏe của nhiều nhóm cơ ít vận động, đồng thời tránh những nguy cơ sức khỏe khác do ngồi quá lâu ở một chỗ, nhất là với dân văn phòng.

Đăng ngày: 20/01/2021
Vì sao một số loài rắn không trúng độc của chính mình?

Vì sao một số loài rắn không trúng độc của chính mình?

Nghiên cứu mới hé lộ một số loài rắn độc sử dụng " thủ thuật" điện tích để ngăn chất độc của bản thân tác động đến hệ thần kinh.

Đăng ngày: 19/01/2021
Vì sao rắn hổ mang chúa nuốt chính răng rụng của mình vào bụng?

Vì sao rắn hổ mang chúa nuốt chính răng rụng của mình vào bụng?

Bạn có biết rằng rắn hổ mang chúa cũng thay răng như con người?

Đăng ngày: 18/01/2021
Vì sao hơn 1,2 tỉ người Trung Quốc chỉ dùng 100 họ?

Vì sao hơn 1,2 tỉ người Trung Quốc chỉ dùng 100 họ?

Dù có dân số đông nhất thế giới, số lượng họ tại Trung Quốc lại rất hiếm. Ngoài sự biến mất tự nhiên theo dòng lịch sử, các họ hiếm tại quốc gia này đang dần bị xóa sổ bởi... công nghệ.

Đăng ngày: 18/01/2021
Vì sao trong số 7,7 tỷ người trên Trái đất, không một ai có khuôn mặt giống hệt nhau 100%?

Vì sao trong số 7,7 tỷ người trên Trái đất, không một ai có khuôn mặt giống hệt nhau 100%?

Theo các nhà nghiên cứu thuộc ĐH California Berkeley (Mỹ), sự đa dạng trên khuôn mặt của chúng ta là kết quả của áp lực tiến hóa để đảm bảo tất cá thể con người đều dễ dàng nhận ra lẫn nhau.

Đăng ngày: 16/01/2021
Tại sao chúng ta vẫn ăn món tráng miệng dù bụng đã rất no?

Tại sao chúng ta vẫn ăn món tráng miệng dù bụng đã rất no?

Món tráng miệng là thứ không thể thiếu trong bữa ăn của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được tại sao dù chúng ta thường đã rất no nhưng vẫn có thể thoải mái thưởng thức loại đồ ăn này.

Đăng ngày: 16/01/2021
Tại sao các phòng gym thường treo gương lớn ở khu tập tạ?

Tại sao các phòng gym thường treo gương lớn ở khu tập tạ?

Hầu như mọi phòng gym đều được trang bị những tấm gương lớn, có thể là bao quanh hoặc trên một bức tường cùng các giá để tạ.

Đăng ngày: 15/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News