Vì sao trong bữa ăn của vua Càn Long luôn có món bánh trứng?
Từ xưa đến nay chúng ta vẫn thường nghe đến ẩm thực Trung Quốc vô cùng phong phú và đa dạng. Đặc biệt có những món ăn không chỉ ấn tượng với mùi vị mà còn là ở cách nấu vô cùng cầu kì và hơn thế là những câu chuyện phía sau mỗi món ăn đó.
Chi phí bữa ăn của vua Càn Long lên đến 4 triệu lượng bạc/năm, mỗi bữa 120 món
Vì thế với các vị vua của Trung Quốc thời xưa, mỗi bữa ăn đều là bí mật quốc gia, được chăm sóc rất cẩn trọng. Và thực đơn chắc chắn cũng làm nhiều người phải bất ngờ. Mỗi triều đại các vị vua cũng sẽ có những bữa ăn khác nhau dựa trên sở thích riêng của mỗi người. Tuy nhiên vua Càn Long lại có thêm một món ăn không thể không có trong mỗi bữa, chẳng phải sơn hào hải vị mà chỉ là món bánh trứng.
Món bánh trứng vua Càn Long thích ăn mềm mịn, dẻo thơm và có vị ngọt thanh vô cùng hấp dẫn.
Nhà Thanh có những quy định riêng về chuyện ăn uống của vua và hoàng hậu. Với mỗi bữa ăn của vua phải có đủ 120 món, với hoàng hậu, mỗi bữa phải có 96 món, còn với hoàng phi mỗi bữa cũng phải có 64 món. Đặc biệt với vua không được ăn quá 3 miếng cho mỗi món. Đây là một cách giúp cho người ngoài không thể biết sở thích thật sự của vua để từ đó không có cơ hội làm hại thiên tử.
Chính vì vậy chi phí cho các bữa ăn của nhà vua mới đắt đỏ đến vậy. Người ta ước tính, chi phí dành cho 2 bữa chính và bữa sáng của riêng vua Càn Long là 4 triệu lượng bạc/năm. (Tương đương với khoảng 70 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại).
Vua Càn Long còn có 1 sở thích ăn uống làm nhiều người bất ngờ
Việc ăn uống của vua được kiểm soát cực kì nghiêm ngặt. Tuy nhiên với sở thích riêng của vua Càn Long, ông đã đưa thêm một món ăn vào danh sách những món ăn hoàng gia và không bao giờ được thiếu trong mỗi bữa ăn. Đó là món bánh trứng. Dù đây là món đơn giản, nguyên liệu cũng không cầu kì chỉ cần bột, trứng, đường, nước, dầu mè, mỡ heo, nhưng để làm nên món ăn hoàn hảo thì phải cần đến một bậc thầy làm bếp. Bởi vì khi ăn món ăn này sẽ không dính thìa, không dính đũa, không dính răng.
Theo nhiều sổ sách ghi lại bánh này có tên là Osmanthus, bắt nguồn từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Tương truyền rằng, một lần vua Càn Long đi đến phía nam sông Dương Tử đã ăn được loại bánh này và vô cùng yêu thích. Từ đó ông đã ra lệnh cho đầu bếp thường xuyên làm món này và ông cũng đưa nó vào danh sách những món ăn hoàng gia.
Chắc chắn đây là một loại bánh vô cùng đặc biệt mới có thể hấp dẫn vua đến thế. Nguyên liệu của loại bánh này đơn giản nhưng phải trải qua quá trình làm vô cùng công phu thì mới có được hương vị hoàn hảo. Đến nay dường như không còn ai có thể làm được đúng vị bánh Osmanthus và cách để làm nên món bánh không dính này thật sự vẫn còn là một bí mật.
- Vì sao cung nữ, thái giám trong Tử Cấm Thành không dám ăn đồ ăn thừa của Hoàng đế?
- Hoàng đế nhà Thanh tiêu tốn "núi vàng" cho ngự thiện, 120 món chỉ nấu bằng nguồn nước quý giá này
- Vừa giật giải thọ nhất thế giới, con nhện 43 năm tuổi lại lăn đùng ra chết vì lý do dở hơi
- Các nhà khoa học khẳng định mỗi giờ chạy bộ có thể tăng 7 giờ tuổi thọ và kéo dài sự sống thêm 3 năm
- Khám phá sự thật về con mọt sách, chúng không chỉ ăn sách mà còn ăn tất cả các chất hữu cơ trong nhà bạn

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?
Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?
Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?
Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?
Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Tại sao nước biển lại mặn?
Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".
