Vì sao vết thương lâu lành?

Nhìn vết thương biết sức kháng bệnh. Tiến độ lành vết thương ngoài da, vết loét trên niêm mạc là dấu hiệu phản ánh tuy gián tiếp nhưng trung thực về khả năng phòng vệ và nguồn dự trữ dưỡng chất của cơ thể nạn nhân.

Vết thương khó lành cũng như dễ để sẹo nếu sức đề kháng suy yếu lại thêm không đủ chất kiến tạo.

Vết thương nếu cứ nay nhiễm khuẩn, mai nhiễm nấm tất nhiên khó lành. Thanh trùng vết thương đúng cách là chuyện tất nhiên, nhưng nếu tưởng vết thương lâu lành chỉ vì bội nhiễm thì nhầm. Đừng quên bàn tay phá hoại trong bóng tối của một số căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, viêm da thần kinh... Do đó, nên đến thầy thuốc nếu vết thương không mấy nghiêm trọng ngoài da nhưng kéo dài nhiều ngày để kịp thời tầm soát bệnh khác.

Muốn vết thương mau lành cũng từa tựa như trợ vốn làm ăn. Nếu thiếu chất đạm, chất béo cần thiết cho cấu trúc mô hạt và mô liên kết, nếu thiếu hoạt chất ảnh hưởng trên hệ miễn dịch như sinh tố A, C, acid folic và khoáng tố kẽm, selen... thì vết thương, vết loét cho dù có được chăm sóc bao nhiêu cũng khó lành. Trong số đó, bên cạnh dưỡng khí, quan trọng hàng đầu là kẽm. Tình trạng thiếu kẽm khiến vết thương khó lành càng rõ nét hơn nữa ở người cao tuổi, người bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận.

Thêm vào đó, cho dù ăn đủ khoáng tố nhưng kẽm vẫn có thể bị thất thoát do tác dụng của một số thuốc khi dùng dài lâu, chẳng hạn thuốc kháng sinh, lợi tiểu, tẩy xổ, trị bệnh gout, ngừa thai, thuốc chứa corticoid, thuốc hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu... Trái với các khoáng tố vi lượng khác, kẽm là kháng tố không được dự trữ trong cơ thể. Chỉ cần vài ngày không được cung ứng qua thực phẩm hay nhu cầu dùng kẽm bất ngờ bội tăng (chẳng hạn vì stress) thì cơ thể hết kẽm! Người dùng các loại thuốc này nên được bổ sung kẽm càng thường xuyên càng tốt, nhất là khi vừa có vết thương ngoài da, ngay cả dưới dạng thuốc uống.

Vết thương nào cũng cần thời gian. Tuy vậy, chuyện gì cũng có giới hạn. Vết thương tầm thường ngoài da nếu lâu lành bao giờ cũng có lý do nào đó khiến cơ thể hoặc thiếu dưỡng chất vì không được bổ sung kịp thời hoặc do thất thoát nhưng gia chủ không ngờ. Tìm không ra nguyên nhân thì đừng nói đến việc vì sao vết thương không lành.

Trị bệnh tận gốc khác xa đau đâu chữa đó!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News