Vị trí không được dọn vệ sinh trên trạm ISS

Các phi hành gia không được dịch chuyển và hút bụi nơi đặt hệ thống hộp thí nghiệm để kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong trạm vũ trụ.

Dọn vệ sinh là công việc bắt buộc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Các biện pháp phòng chống vi khuẩn cũng quan trọng không kém, do vi khuẩn có xu hướng tích tụ trong môi trường không khí thường xuyên tái tuần hoàn bên trong ISS. Ngày thứ 7 là ngày tổng vệ sinh, trong đó các phi hành gia hút bụi và thu gom rác. Nhưng có một vị trí trên trạm họ không được phép dọn dẹp vì mục đích khoa học.


Nơi đặt thí nghiệm MatISS trong khoang Columbus. (Ảnh: ESA).

Thí nghiệm MatISS (Microbial Aerosol Tethering on Innovative Surfaces) ở ISS kiểm tra 4 vật liệu tiên tiến và xem xét chúng ngăn chặn vi sinh vật bám vào và phát triển trong môi trường vi trọng lực tốt tới mức nào. MatISS cũng cung cấp hiểu biết về khả năng bám vào bề mặt của màng sinh học trong điều kiện vi trọng lực. Đây là thí nghiệm do Cơ quan vũ trụ Pháp (CNET) tài trợ và lên ý tưởng vào năm 2016. Ba phiên bản thí nghiệm đang được theo dõi trên ISS.

Đầu tiên là MatISS-1 có 4 hộp chứa mẫu vật được bố trí tại 3 nơi khác nhau trong khoang thí nghiệm Columbus của châu Âu. Phiên bản này cung cấp một số dữ liệu cơ bản cho nhà nghiên cứu. Khi họ trở về Trái Đất, các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu đặc điểm cặn lắng trên mỗi bề mặt và sử dụng vật liệu làm tham chiếu cho mức độ và loại nhiễm khuẩn.

MatISS-2 có 4 hộp chứa mẫu vật giống nhau, trong đó có 3 loại vật liệu, đặt ở một địa điểm trong khoang Columbus. Đây là nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn tình trạng nhiễm khuẩn lan nhanh tới đâu theo thời gian ở bề mặt không thấm nước.

Phiên bản Matiss-2.5 sẽ tập trung nghiên cứu mức độ lan nhanh của nhiễm khuẩn trên bề mặt không thấm nước bằng mẫu vật có họa tiết. Thí nghiệm đã kéo dài một năm, mẫu vật đã chuyển về Trái Đất trong thời gian gần đây và đang chờ phân tích. Mẫu vật bao gồm nhiều vật liệu cao cấp như lớp đơn tự lắp ráp, polymer xanh, polymer sứ và silic lai chống thấm. Các vật liệu thông minh cần ngăn vi khuẩn bám vào và phát triển trên khu vực rộng, đồng thời dễ làm sạch hơn.

Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, việc hiểu rõ độ hiệu quả và tiềm năng sử dụng vật liệu rất cần thiết trong quá trình thiết kế tàu vũ trụ tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News